Quy trình tổng quát về dạy học khám phá chủ đề để phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn cho học sinh trường THPT chợ đồn bắc kạn​ (Trang 38 - 40)

8. Các đóng góp mới của đề tài

2.3.1. Quy trình tổng quát về dạy học khám phá chủ đề để phát triển năng

vào thực tiễn

2.3.1. Quy trình tổng quát về dạy học khám phá chủ đề để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức Bước 2. Tìm tòi, khám phá

Bước 3. Giải thích Bước 4. Vận dụng

Bước 5. Nhận xét, đánh giá

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổng quát dạy học khám phá chủ đề

Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức

- Hoạt động của giáo viên: dẫn dắt, nêu các sự kiện có sự mâu thuẫn, đặt câu hỏi...

- Hoạt động của học sinh: liên hệ các kiến thức đã có, phát hiện vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

Bước 2. Tìm tòi, khám phá

- Hoạt động của giáo viên: tùy vào các dạng dạy học khám phá mà giáo viên có những định hướng và tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá phù hợp cho học sinh.

- Hoạt động của học sinh: tham gia vào các tình huống, hình thành sản phẩm ban đầu, qua thảo luận nhóm sẽ chỉnh sửa, bổ sung để hình thành sản phẩm chung.

Bước 3. Giải thích

Hoạt động của học sinh: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh... để giải thích kết quả chung của nhóm, tập thể lớp sẽ thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh thành kiến thức chính xác và khoa học.

Bước 4. Vận dụng

- Hoạt động của giáo viên: định hướng cho học sinh vận dụng có ý nghĩa bài học vào thực tiễn cuộc sống.

- Hoạt động của học sinh: kết nối các kiến thức liên quan, vận dụng những kiến thức của bản thân vào các tình huống thực tiễn.

Bước 5. Nhận xét, đánh giá - Hoạt động của giáo viên:

+ Đánh giá lại quá trình dạy, phân tích những điểm đạt được và chưa đạt được khi thực hiện quy trình dạy học khám phá từ đó giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.

+ Có thể sử dụng câu hỏi/bài tập trắc nghiệm khách quan hoặc câu hỏi/bài tập tự luận để kiểm tra kiến thức khoa học và năng lực đạt được của học sinh.

+ Căn cứ vào quá trình hoạt động và sản phẩm đạt được để xây dựng những tiêu chí có giá trị theo thang điểm.

- Hoạt động của học sinh: tự đánh giá quá trình học của bản thân, sản phẩm đạt được từ đó điều chỉnh hoạt động học, hoạt động ứng dụng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn cho học sinh trường THPT chợ đồn bắc kạn​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)