PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT NHÂN TỐ (Anova: Singer factor) Tổng hợp (SUMMARY) Nhóm (Groups) Số lượng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phương sai (Variance ) ĐC 80 442 5.53 2.76 TN 80 544 6.8 2.64
Phân tích phương sai (ANOVA) Nguồn biến động (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (df) Phương sai (MS) FA = Sa2/S2N Xác suất FA (P-value) F crit Giữa các nhóm (Between Groups) 65.025 1 65.025 24.075 0.00 3.9 Trong nhóm (Within Groups) 426.75 158 2.7 Total 491.78 159
Từ kết quả phân tích dữ liệu của bảng 3.5: Phần tổng hợp (summary) cho thấy số bài trắc nghiệm (count), giá trị trung bình (Average), phương sai (variance). Phần phân tích phương sai (anova) cho biết trị số FA = 24,075 > Fcrit (tiêu chuẩn) = 3,9. Từ những phân tích dữ liệu trên, giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là dạy và học chủ đề "Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn" theo hai phương pháp khác nhau đã ảnh hưởng đến năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh của học sinh. Vậy, dạy học chủ đề "Một số ứng dụng vi
sinh vật trong thực tiễn" theo phương pháp khám phá đã ảnh hưởng rất tích cực đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
3.5.2. Phân tích định tính bài kiểm tra
Dựa trên những thông tin thu nhận được từ quá trình triển khai thực nghiệm sư phạm cũng như việc thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn trong trường, chúng tôi đưa ra một số nhận xét định tính sau:
Sự hứng thú vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh được thể hiện rõ, biểu hiện ở sự tích cực phát hiện vấn đề thực tiễn xung quanh; huy động kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn; tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan; giải quyết vấn đề thực tiễn. Trong quá trình dạy học khám phá chủ đề, phần lớn học sinh đã biết cách khám phá, phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Qua thời gian thực nghiệm sư phạm, mức độ tổ chức dạy học khám phá chủ đề nâng lên thì năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh cũng phát triển hơn. Theo chúng tôi, sự tiến bộ này được thể hiện qua việc áp dụng dạy học khám phá chủ đề nên năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng khác nhau. Qua đó có thể thấy, việc ứng dụng kiến thức Sinh học vi sinh vật vào thực tiễn góp phần nâng cao giá trị thực hành, gắn liền lí thuyết vào thực tiễn đời sống, giúp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Từ những phân tích định lượng, định tính sau khi thực nghiệm sư phạm có thể nhận thấy, sự tiến bộ rõ rệt của nhóm lớp thực nghiệm so với nhóm lớp đối chứng, thể hiện qua điểm của bài kiểm tra, sự chuyển biến tích cực những biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh đã chứng minh cho giả thuyết của luận văn.
Ngoài ra, chúng tôi đã gửi quy trình và biện pháp dạy học khám phá chủ đề, bài kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh cho 5 tổ chuyên môn và 4 giáo viên Sinh học thuộc tổ chuyên môn Sinh - Hóa để tham khảo và xin ý kiến đóng góp. Các giáo viên đều có phản hồi và
cho rằng dạy học khám phá chủ đề có giá trị trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, nếu thực hiện được các mức dạy học khám phá thì đa số học sinh phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn một cách chủ động, sáng tạo. Đa số giáo viên cũng đánh giá cao bài kiểm tra đánh giá năng lực cho học sinh.
Tuy nhiên, một số ý kiến của giáo viên cho rằng, một số bài tập còn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn của địa phương như bài tập về "nấu bia", "nấu rượu nho, rượu vang",... các giáo viên đề cập tới những khó khăn khi triển khai dạy học khám phá chủ đề như giai đoạn chuẩn bị cần tập trung học sinh trên lớp mà trường lại tổ chức học 2 buổi/ngày nên khá khó khăn trong việc bố trí thời gian.
Những ý kiến phản hồi của các giáo viên rất có giá trị đối với luận văn của chúng tôi, để từ đó, chúng tôi có những điều chỉnh cho phù hợp hơn. Sau khi thực nghiệm, đa số học sinh đều hứng thú với phương pháp dạy học khám phá, các em vận dụng sáng tạo hơn, điều này chứng tỏ hiệu quả của luận văn trong thực tiễn dạy học Sinh học ở trường THPT Chợ Đồn.
Tiểu kết chương 3
Do phạm vi triển khai thực nghiệm sư phạm và quá trình triển khai thực nghiệm chỉ giới hạn trong trường THPT Chợ Đồn nên chưa thể khẳng định hoàn toàn giá trị của quy trình và biện pháp sử dụng quy trình dạy học khám phá chủ đề đã được xây dựng. Song, với kết quả bước đầu đạt được của quá trình thực nghiệm sư phạm có thể nhận định, quy trình đã được xây dựng là có giá trị trong dạy học khám phá chủ đề "Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn" để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
Trong dạy học khám phá chủ đề, học sinh được trải nghiệm, được thực hiện các hoạt động khám phá, được vận dụng kiến thức đã học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vậy, giả thuyết khoa học của luận văn là chính xác và có tính hiệu quả cao.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau thời gian triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Dạy học khám phá là một cách tổ chức dạy học, trong đó dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh được trải nghiệm các hoạt động khám phá để phát hiện tri thức mới.
Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh phổ thông với 4 kĩ năng thành phần là: phát hiện vấn đề thực tiễn; huy động kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn; tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn; giải quyết vấn đề thực tiễn và đề xuất vấn đề mới.
Quy trình thiết kế chủ đề dạy học gồm sáu bước là: xác định vấn đề cần giải quyết và đặt tên cho chủ đề; xây dựng nội dung chủ đề; xác định mục tiêu chủ đề; xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập; biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả; thiết kế tiến trình dạy học.
Quy trình dạy học khám phá chủ đề gồm năm bước: xác định nhiệm vụ nhận thức; tìm tòi, khám phá; giải thích; vận dụng; nhận xét, đánh giá. Biện pháp sử dụng quy trình dạy học khám phá chủ đề gồm hai giai đoạn theo với ba mức độ khám phá.
2. Kiến nghị
Sau thời gian nghiên cứu luận văn, chúng tôi có một số kiến nghị sau: Tiếp tục triển khai quy trình dạy học khám phá chủ đề đã được xây dựng trong trường THPT Chợ Đồn trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng bộ môn theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
Tiếp tục sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn để làm công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trường THPT Chợ Đồn.
Cần tiếp tục có những nghiên cứu để đề xuất cấu trúc và chuẩn năng lực vận dụng cho học sinh phổ thông.
Cần tiếp tục có những nghiên cứu để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, các công cụ đánh giá năng lực vận dụng cho học sinh phổ thông.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết số
29/NQ-TW.
2. Lê Võ Bình (2007), Dạy học Hình học các lớp cuối cấp trung học cơ sở
theo định hướng bước đầu tiếp cận phương pháp khám phá, Luận án tiến
sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Vinh.
3. Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết
số 44/NQ-CP.
4. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lí học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 5. Trịnh Nguyên Giao (2012), Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học di
truyền học Sinh học 12 THPT, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Ngô Hiệu (2009), Áp dụng dạy học khám phá trong môn khoa học ở tiểu
học thông qua hệ thống bài giảng trực tuyến trên trang web học tập, Báo
cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã số B 2008 - 17 - 152.
8. Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ Hải Hà (2015), Pisa và những vấn đề giáo dục
Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
9. Phó Đức Hòa (2008), “Dạy học tự phát hiện - một hướng dạy học khám phá ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, Số 200, tr 23-24.
10. Vũ Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Sửu (2009), “Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn một số khái niệm Hóa học hữu cơ lớp 11”, Tạp chí Giáo dục, Số 218, tr 33-35. 11. Trần Bá Hoành (2004), “Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng
dẫn”, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, Số 102, tr 2-6.
12. Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11”, Tạp chí Giáo dục, số 411, tr.37.
13. Ngô Văn Hưng (2012), "Một số biện pháp hình thành năng lực người giáo viên Sinh học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục", Kỉ yếu hội thảo quốc
gia về giảng dạy Sinh học ở trường THPT Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.
14. Hoàng Thị Kim Huyền, Hà Thị Thúy (2017), “Xây dựng chủ đề dạy học phần "Sinh học Vi sinh vật"”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 5/2017, tr 185-186.
15. Nguyễn Công Khanh (2013), “Xây dựng khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 95, tr 1-5. 16. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong
giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
17. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở
trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
18. Vũ Thị Minh Nguyệt (2015), “Dạy học khoa học qua khám phá nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 120, tr 38-39.
19. Nguyễn Thị Lan Phương (2014), “Quy trình xây dựng chuẩn năng lực đánh giá người học theo định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 102, tr 13-15.
20. Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2014), Nghị
quyết số 88/2014/QH13.
21. Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết số 51/2017/QH14.
22. Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012),
Quyết định số 711/QĐ-TTg.
23. Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017),
Chỉ thị số 16/CT-TTg.
24. Lê Trung Tín (2011), “Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học các phép biến hình”, Tạp chí Giáo dục, Số 268, tr 34-35.
25. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng
hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm.
26. Phạm Thị Thúy Vân, Nguyễn Chí Trung, Lê Khắc Thành (2011), “Dạy các cấu trúc điều khiển trong lập trình Pascal Tin học lớp 11 bằng phương pháp dạy học khám phá”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 71 tr 18-23. 27. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin.
Tiếng nước ngoài:
28. National Research Council (2000), Inquiry and the National Science
Education Standards: A Guide for Teaching and Learning, Washinton
DC: National Academies Press.
29. Shulman, L.S (1986), Those Who Understand: Knowledge Growth in
Teaching, Educational Researcher, 15, pp 4-14.
30. Herbart, J (1901). Outlines of Education Doctrine, C. DeGamo (trans), A. Lange, New York: Macmillan.
31. Bybee, R (1997), Achieving scientific literacy, Portsmonth, NH: Heinemann. 32. Piaget, J (1975), The Origin of the Idea of chance in Children, London:
Routledge and Kegan Paul Ltd.
33. Suchman J, Illinois Univ, (1962), The Elementary School Training Program in Scientific Inquiry, Urbana.
34. Klahr, D (2000), Exploring Science, The Cognition and Development of Discovery Processes, Cambridge: MIT Press.
35. Bruner, J (1960), The Process of Education, Cambridge, MA: Harvard University Press.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VỀ DẠY HỌC KHÁM PHÁ VÀ VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT CHỢ ĐỒN
Họ và tên giáo viên: ... Tổ chuyên môn: ... Bộ môn giảng dạy: ...
(Quý Thầy/Cô có thể không cần điền các thông tin trên)
Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học. Chúng tôi rất mong quý Thầy/Cô vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô mà quý Thầy/Cô lựa chọn.
Câu 1. Trong giảng dạy, Thầy/Cô có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực không?
Thường xuyên. Không thường xuyên.
Rất ít. Không sử dụng.
Câu 2. Thầy/Cô có biết và đã sử dụng phương pháp dạy học khám phá chưa?
Có, sử dụng thường xuyên. Có, thỉnh thoảng sử dụng.
Có, chưa sử dụng. Chưa biết.
Câu 3. Theo Thầy/Cô, dạy học khám phá là
một cách tổ chức dạy học, trong đó học sinh được trải nghiệm các hoạt động khám phá để phát hiện tri thức mới.
một cách tổ chức dạy học, trong đó dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh được trải nghiệm các hoạt động khám phá để phát hiện tri thức mới.
một cách tổ chức dạy học, trong đó học sinh tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức dựa trên vốn hiểu biết vốn có của bản thân.
Ý kiến khác:
Câu 4. Theo Thầy/Cô, dạy học khám phá có vai trò
phát huy được tính tích cực của học sinh, đặc biệt là khả năng tư duy sáng tạo, giúp học sinh có cách học, cách nghĩ, cách làm như một nhà khoa học.
phát huy được tính tích cực, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
không có vai trò gì.
Ý kiến khác:
... ... ...
Câu 5. Theo Thầy/Cô, dạy học khám phá các chủ đề trong dạy và học ở trường phổ thông là
rất cần thiết. cần thiết.
bình thường. không cần thiết.
Câu 6. Theo Thầy/Cô, mục đích của dạy học khám phá các chủ đề trong dạy và học trong dạy học ở trường phổ thông là
(Đánh dấu vào các mục đích mà Thầy/Cô cho là chủ yếu)
tổ chức cho học sinh học tập chiếm lĩnh tri thức.
củng cố kiến thức cho học sinh.
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
kiểm tra, đánh giá học sinh.
mục đích khác.
Câu 7. Theo Thầy/Cô, vận dụng kiến thức vào thực tiễn có vai trò
rất cần thiết. cần thiết.
bình thường. không cần thiết.
Câu 8. Thầy/Cô có tổ chức các hoạt động cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn không?
Thường xuyên. Chưa thường xuyên.
Câu 9. Theo Thầy/Cô, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh?
(Đánh dấu vào các nguyên nhân mà Thầy/Cô cho là chủ yếu)
Thiếu ý tưởng.
Mất nhiều thời gian.
Chưa biết cách tổ chức các hoạt động để rèn luyện cho học sinh.
Lớp học đông nên khó tổ chức các hoạt động rèn luyện.
Giáo viên ít hứng thú.
Học sinh ít hứng thú.
Câu 10. Theo Thầy/Cô, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn gồm những