Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cấu trúc nội dung phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THP T-
2.1.1. Vị trí của phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THPT - Cơ bản
Từ năm 2018 trở về trước, trong các đề thi THPT Quốc gia chưa có câu hỏi về phần Sinh học vi sinh vật nhưng từ năm 2019 trở đi sẽ có trong đề thi.
Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2018, số điểm của phần Sinh học vi sinh vật là 3/40 điểm.
Đối với chương trình đang được thực hiện ở THPT, tùy điều kiện cơ sở vật chất, khả năng nhận thức cũng như nhu cầu học của học sinh từng trường mà phần sinh học Vi sinh vật được sắp xếp thời lượng hợp lí. Với trường THPT Chợ Đồn thì phần Sinh học Vi sinh vật được thống nhất bố trí dạy vào kì II của lớp 10 với 1 tiết/tuần (một số lớp 2 tiết/tuần), tổng thời lượng của phần Sinh học Vi sinh vật dao động từ 07 tiết đến 14 tiết với kế hoạch dạy học cụ thể của từng giáo viên.
Qua phân tích vị trí và thời lượng giảng dạy cho thấy phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THPT - Cơ bản tuy chiếm một thời lượng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn để ứng dụng trong thực tiễn hàng ngày, tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà giá thành rất rẻ.
2.1.2. Nội dung phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THPT - Cơ bản
Phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THPT - Cơ bản chủ yếu là những đơn vị kiến thức cơ bản, vi sinh vật thể hiện là một mắt xích đầu tiên hoặc cuối cùng của chuỗi thức ăn, đảm bảo quá trình chuyển hóa vật chất nên nội dung phần Sinh học Vi sinh vật lớp 10 đề cập chủ yếu đến chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật, virut và bệnh truyền nhiễm. Đây là những kiến thức tương đối gần gũi với học sinh, các em dễ tiếp cận và dễ ứng dụng.
Bảng 2.1. Nội dung phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THPT - Cơ bản
Tên chương Nội dung
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
vi sinh vật
- Khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật. - Các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng. - Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.
- Đặc điểm chung của các quá trình phân giải chủ yếu ở vi sinh vật. - Biết làm một số sản phẩm lên men (sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu).
Sinh trưởng và sinh sản
của vi sinh vật
- Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
- Đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Các kiểu sinh sản ở vi sinh vật.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Nhân tố sinh trưởng.
- Vi sinh vật nguyên dưỡng, vi sinh vật khuyến dưỡng.
- Nhuộm đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào tử của vi sinh vật.
Virut và bệnh truyền nhiễm
- Khái niệm và cấu tạo của virut.
- Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Tác hại của virut.
- Ứng dụng của virut trong thực tiễn: sản xuất các chế phẩm sinh học như inteferon, sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
- Bệnh truyền nhiễm: Khái niệm, tác nhân gây bệnh, điều kiện gây bệnh, phương thức lây truyền.
- Miễn dịch: Khái niệm, phân loại miễn dịch. - Cách phòng, chống bệnh truyền nhiễm.