Thiết kế chủ đề dạy học "Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn cho học sinh trường THPT chợ đồn bắc kạn​ (Trang 36 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thiết kế chủ đề dạy học "Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực

học sinh trường THPT Chợ Đồn - Bắc Kạn theo phương pháp dạy học khám phá

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học

- Chủ đề dạy học phải bám sát mục tiêu và đảm bảo theo thời lượng triển khai. - Chủ đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập.

- Chủ đề dạy học phải đảm bảo tính hệ thống giữa các bài học. - Chủ đề dạy học phải đảm bảo tính chính xác của nội dung tri thức. - Chủ đề dạy học phải mang tính đặc trưng cho từng nội dung.

- Chủ đề dạy học phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo và hợp tác của học sinh.

- Chủ đề dạy học phải đảm bảo tính thực tiễn, giúp học sinh giải quyết các tình huống liên quan trong thực tiễn.

2.2.2. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Huyền, Hà Thị Thúy (2017), chúng tôi đã xây dựng quy trình thiết kế chủ đề dạy học gồm 6 bước [14, tr 185-186]

Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết và đặt tên cho chủ đề

Bước 2. Xây dựng nội dung chủ đề dạy học Bước 3. Xác định mục tiêu chủ đề

Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập

Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả

Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học

- Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết và đặt tên cho chủ đề.

Căn cứ vào nội dung chương trình, chuẩn kiến thức - kĩ năng - thái độ, điều kiện thực tế của nhà trường, định hướng phát triển năng lực cho học sinh để xác định tên chủ đề cho phù hợp.

- Bước 2. Xây dựng nội dung chủ đề dạy học

Căn cứ vào phương pháp dạy học khám phá được sử dụng để dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề.

- Bước 3. Xác định mục tiêu chủ đề

Căn cứ vào chuẩn kiến thức - kĩ năng - thái độ từ đó định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong chủ đề sẽ xây dựng.

- Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập Cần lập bảng ma trận mô tả được các mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập theo từng mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

- Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.

Các câu hỏi/bài tập này có thể sử dụng trong quá trình dạy học chủ đề, kiểm tra, đánh giá, luyện tập.

- Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học.

Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động có thể tổ chức thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn cho học sinh trường THPT chợ đồn bắc kạn​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)