- Chất lượng tiềm ẩn: bao gồm các đặc điểm không thể thấy, ngửi hoặc nếm Ví dụ: giá trị dinh dưỡng, thay đổi gene…
4.1. Giới thiệu về VietGAP
VietGap được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point: HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như: EUREPGAP/GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). VietGAP đáp ứng yêu cầu của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ đối với sản phẩm rau, quả an toàn.
VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xẩy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển, mua bán rau quả. Những mối nguy cơ này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh muốn cung cấp nông sản sạch, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và được chứng nhận.
VietGAP là một quy trình kiểm tra chất lượng VSATTP dễ áp dụng, ít tốn kém, nhưng hiệu quả cao và thích hợp với nhiều loại rau, quả khác nhau. VietGAP đã được tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế, bảo quản trong lĩnh vực rau quả góp ý kiến. VietGAP đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định ban hành “ Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn- VietGAP” số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008.