Quản lý môi trường 1 Nguy cơ về môi trườ ng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NÔNG NGHIỆP SẠCH (GAP) pot (Trang 54 - 55)

2. 14 Giải quyết khiếu nại Các yêu cầu ( 2 CY) :

3.3. Quản lý môi trường 1 Nguy cơ về môi trườ ng

Nguy cơ môi trường là các tác động xấu của quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các nông sản phẩm đối với các đặc tính bên trong hoặc bên ngoài của môi trường. Có nhiều nguy cơ thông thường xẩy ra ở đồng ruộng và chuồng trại, mỗi nguy cơ có tính chất khác nhau. Cần phải xem xét tình huống đặc biệt của mỗi đặc tính khi quản lý các nguy cơ môi trường.

Các bước kiểm soát nguy cơ môi trường như sau:

Bước 1: Xác định nguy cơ – Cái gì có thể xẩy ra đối với các đặc tính bên trong và bên ngoài của môi trường nếu một vài hoạt động tiến hành không đúng?

Bước 2: Đánh giá rủi ro – Cái gì có thể xẩy ra và hậu quả của việc xuất hiện nguy cơ?

Bước 3: Kiểm soát nguy cơ – Những thực hành nông nghiệp tốt nào được yêu cầu thực hiện để ngăn ngừa hoặc giảm mức thấp nhất sự rủi ro của các nguy cơ? Bước 4: Giám sát và xem sét lại các nguy cơ – Các thực hành nông nghiệp tốt đang thực hiện có tốt không, có sự thay đổi nào dẫn đến sự hình thành nguy cơ mới?

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN G AP

Thực hành nông nghiệp tốt để kiểm soát nguy cơ môi trường được nhóm lại thành 13 nội dung. Mỗi mội nội dung, mô tả tiềm năng gây nên độc hại đối với môi trường và cung cấp các thông tin đặc biệt cho mỗi thực hành để giải thích những vấn đề yêu cầu để thực hiện thực hành đó. Trong một vài trường hợp, hai hoặc nhiều thực hành có thể nhóm lại với nhau khi thông tin hướng dẫn chung cho cả hai thực hành.

3.3.2.1. Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất

Thực hành 1: Địa điểm sản xuất tuân theo quy định của quốc gia, hạn chế sản xuất ở vùng cao hoặc độ dốc lớn.

Thực hành 2: Đối với những địa điểm mới, cần đánh giá sự rủi ro gây nên độc hại đối với môi trường bên trong hoặc bên ngoài địa điểm để đề nghị được sử dụng, ghi chép và lưu trữ hồ sơ về các nguy cơ tiềm năng đã được xác định. Đánh giá sự rủi ro cần xem xét:

- Tính ưu tiên sử dụng của địa điểm.

- Tác động tiềm năng của sản xuất cây trồng và xử lý sau thu hoạch lên bên trong và bên ngoài địa điểm.

- Tác động tiềm năng của các địa điểm lân cận lên địa điểm mới.

xác định có sự rủi ro hoặc có các biện pháp ngăn cản, giảm thiểu nguy cơ tiềm tàng.

Thực hành 4: Có một bản đồ chỉ rõ: - Địa điểm sản xuất cây trồng

- Vùng có môi trường nhạy cảm và thoái hóa cao.

- Nơi cất giữ và phối trộn hóa chất, nơi rửa các thiết bị sử dụng hóa chất, nơi xử lý hóa chất sau thu hoạch.

- Địa điểm hoặc phương tiện cất giữ, phối trộn, ủ phân và chất phụ gia. - Dòng nước, nơi tích trữ, hệ thống tiêu nước, vùng tưới và điểm xả nước. - Nhà cửa, công trình xây dựng, đường.

Thực hành 5: Quản lý để hạn chế mức thấp nhất sự tiếp tục thoái hóa đối với các vùng bị thoái hóa cao.

Thực hành 6: Quản lý các hoạt động phù hợp với luật môi trường quốc gia về không khí, nước, tiếng ồn, đất, đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác.

3.3.2.2. Giống cây trồng

Thực hành 7: Để giảm đến mức thấp nhất sử dụng hóa chất và phân bón, lựa chọn giống cây trồng có khả năng kháng dịch hại và trồng ở nơi có dạng đất và dinh dưỡng đất thích hợp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NÔNG NGHIỆP SẠCH (GAP) pot (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)