2. 14 Giải quyết khiếu nại Các yêu cầu ( 2 CY) :
3.2.2.3. Phân bón và các chất phụ gia
Thực hành 8: Đánh giá các rủi ro của việc nhiễm bẩn hóa chất và sinh học từ việc sử dụng phân bón và các chất phụ gia cho mỗi loại cây trồng, ghi chép và lưu giữ hồ sơ về các nguy cơ đã được xác định.
Thực hành 9: Nếu một nguy cơ từ việc sử dụng phân bón hoặc chất phụ gia đã được xác định, cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sự rủi ro nhiễm bẩn cho sản phẩm.
Thực hành 10: Cần lựa chọn phân bón và chất phụ gia để để giảm sự rủi ro nhiễm bẩn kim loai nặng cho sản phẩm.
Thực hành 11: Không sử dụng các vật liệu hữu cơ chưa được xử lý khi có sự rủi ro gây nhiễm bẩn sản phẩm.
Thực hành 12: Trước khi sử dụng một vật liệu hữu cơ được xử lý trên đồng ruộng, cần ghi chép và lưu trữ hồ sơ về phương pháp, ngày và thời gian xử lý.
Thực hành 13: Nếu một sản phẩm chứa vật liệu hữu cơ được lấy từ nơi khác có sự rủi ro về nhiễm bẩn sản phẩm, cần phải có tài liệu của nhà cung cấp chứng minh rằng các vật liệu đó đã được xử lý để hạn chế thấp nhất sự rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm.
Thực hành 14: Không sử dụng chất thải của con người trong sản xuất các sản phẩm tươi sống cho tiêu thụ của con người.
Thực hành 15: Thiết bị sử dụng bón phân và chất phụ gia phải được duy trì trong điều kiện làm việc tốt và bảo dưỡng ít nhất một năm một lần bằng các kỹ thuật viên có thẩm quyền.
Thực hành 16: Diện tích, thiết bị của kho chứa, phối trộn, chuyên chở phân bón và chất phối trộn, phân ủ hữu cơ cần có vị trí, cấu trúc xây dựng và bảo dưỡng nhằm hạn chế thấp nhất sự rủi ro về nhiễm bẩn vị trí sản xuất và nguồn nước.
Thực hành 17: Ghi chép đầy đủ và lưu giữ thông tin về nguồn gốc, tên sản phẩm, ngày mua và chất lượng của phân bón và chất phụ gia.
Thực hành 18: Ghi chép đầy đủ và lưu giữ thông tin về ngày sử dụng, tên sản phẩm hoặc vật liệu, vị trí xử lý, tỷ lệ, phương pháp và dụng cụ sử dụng phân bón và chất phụ gia.
3.2.2.4. Nước
Thực hành 19: Đánh giá sự rủi ro về nhiễm bẩn hóa học, sinh học của sản phẩm do nước trước khi thu hoạch sản phẩm là sựtưới tiêu, phân bón, sử dụng hóa chất, và sau khi thu hoạch là cầm, nắm, rửa, xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh. Ghi chép đầy đủ các nguy cơ đã được xác định.
Thực hành 20: Nơi có yêu cầu đánh giá sự rủi ro nhiễm bẩn từ nước, các xét nghiệm phải được tiến hành thường xuyên phù hợp với điều kiện tác động đến sự cung cấp nước. Ghi chép đầy đủ kết quả xét nghiệm.
Thực hành 21: Nơi có sự rủi ro về nhiễm bân sinh học và hóa học, cần sử dụng nguồn nước thay thế hoặc nước đã được xử lý và giám sát, ghi chép đầy đủ phương pháp xử lý và kết quả giám sát.
Thực hành 22: Không sử dụng nước cống rảnh chưa được xử lý vào sản xuất và sau thu hoạch. Những nước hạn chế sử dụng nước xử lý, chất lượng nước phải tuân thủ các quy định liên quan.
3.2.2.5. Hóa chất
+ Hóa chất nông nghiệp
Thực hành 23: Chủ trang trại và công nhân phải được tập huấn ở mức độ phù hợp với trách nhiệm của họ trong việc sử dụng hóa chất.
Thực hành 24: Người tư vấn sản phẩm hóa chất cần phải có giấy chứng nhận năng lực kỹ thuật.
Thực hành 25: Áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp ở những nơi có thể để hạn chế mức thấp nhất sử dụng hóa chất tổng hợp.
Thực hành 26: Hóa chất chỉ được cung cấp bởi các nhà cung cấp có giấy phép.
Thực hành 27: Hóa chất và thuốc trừ sâu sinh học sử dụng cho cây trồng và bán trên thị trường cần được các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê chuẩn, phải có tài liệu chứng minh sự đồng ý đó.
Thực hành 28: Cần cập nhật tiêu chuẩn MRL từ người có thẩm quyền đối với các sản phẩm hóa chất lưu thông trên thị trường.
Thực hành 29: Hóa chất sử dụng phải căn cứ vào chỉ dẫn ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn của người có thẩm quyền.
Thực hành 30: Kiểm tra chắc chắn rằng hóa chất sử dụng đúng, nông sản phẩm dự định bán ra thị thường cần thường xuyên được kiểm tra dư lượng hóa chất theo yêu cầu của khách hàng và người có thẩm quyền. P hòng nghiên cứu kiểm tra dư lượng phải được công nhận của người có thẩm quyền.
Thực hành 31: Tránh phối trộn hơn 2 hóa chất, trừ khi có sự đồng ý và khuyến cáo của người có thẩm quyền.
Thực hành 32: Phải chú ý thời gian cách ly sau khi phun thuốc và thu hoạch.
Thực hành 33: Công cụ, máy móc dùng để sử dụng hóa chất phải duy trì trong tình trạng hoạt động tốt và thường xuyên được các nhà kỹ thuật bảo dưỡng ít nhất một năm một lần.
Thực hành 34: Công cụ, máy móc phải được rửa sạch sau khi sử dụng và nước thải phải được tiêu thoát mà không gây rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm.
Thực hành 35: Lượng thuốc dư thừa sau khi sử dụng phải được vứt bỏ mà không gây rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm.
Thực hành 36: Hóa chất được cất giữ trong điều kiện ánh sáng thích hợp, trong dụng cụ vững chắc, chỉ cho phép người có thẩm quyền tiếp xúc. Nơi cất giữ và dụng cụ cất giữ đảm bảo hạn chế mức thấp nhất rủi ro gây nhiễm bẩn nông sản phẩm và cần có thiết bị an toàn trong trường hợp xẩy ra sự cố.
Thực hành 37: Các hóa chất ở dạng lỏng không được cất giữ giá trên các loại bột.
Thực hành 38: Phải cất giữ hóa chất trong thùng đựng nguyên gốc với nhãn mác dễ đọc và trên cơ sở chỉ dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hóa chất đã được chuyển sang thùng đựng khác thì cần phải có nhãn mác rõ ràng về tên, tỷ lệ sử dụng và thời gian cách ly.
Thực hành 39: Không được tái sử dụng các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất, phải cất giữ nó ở nơi an toàn cho đến khi được xử lý.
Thực hành 40: Xử lý các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, tuy nhiên phải trên cơ sở chung là giảm đến mức thấp nhất sự rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm. Những nơi có điều kiện cần sử dụng hệ thống thu gom và xử lý.
Thực hành 41: Các hóa chất hết hạn, không sử dụng nữa thì cần phải được xác định rõ ràng và cất giữ nơi an toàn cho đến lúc xử lý.
Thực hành 42: Xử lý các hóa chất hết hạn, không sử dụng bằng hệ thống xử lý hoặc ở các nơi cho phép.
Thực hành 43: Xác định các loại hóa chất sử dụng cho từng loại cây trồng, ghi cụ thể hóa chất sử dụng, mùa vụ sử dụng, vị trí xử lý, thời gian, tỷ lệ và phương pháp sử dụng, thời gian cách lý và tên người sử dụng.
Thực hành 44: Ghi chép đầy đủ tên hóa chất, người cung ứng, thời gian, chất lượng và hạn sử dụng của các hóa chất được sử dụng.
Thực hành 45: Ghi chép đầy đủ các hóa chất được cất giữ bao gồm tên hóa chất, thời gian, chất lượng và thời gian kết thúc sử dụng hoặc thời gian vứt bỏ.
Thực hành 46: Nếu phát hiện ra dư lượng hóa chất vượt quá MRL ở quốc gia nơi nông sản phẩm được mua bán thì đình chỉ mua bán các nông sản phẩm đó. Cần phải điều tra xác định nguyên nhân gây nhiễm bẩn, các hành động ngăn ngừa sự tái nhiễm, ghi chép đầy đủ sự việc xẩy ra và các hành động xử lý.
+ Các hóa chất khác
Thực hành 47: Chất đốt, dầu, các hóa chất phi nông nghiệp khác cần phải được xử lý, cất giữ, vứt bỏ bằng cách giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm.