Quy định của Pháp luật TTHS Việt Nam từ sau pháp điển lần thứ nhất

Một phần của tài liệu Thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng (Trang 32 - 33)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình

2.1.1.2. Quy định của Pháp luật TTHS Việt Nam từ sau pháp điển lần thứ nhất

cho đến trước BLTTHS năm 2003

Kế thừa và phát triển pháp luật TTHS của Nhà nước ta từ sau Cách mạng thánh 8, trên nền tảng tư tưởng lấy dân làm gốc, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt trận của đời sống xã hội Ngày 28/6/1988, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII đã thông qua BLTTHS. Đây là BLTTHS đầu tiên của nước ta trong đó trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự được luật hóa một cách hệ thống và có hiệu lực cao nhất từ trước tới nay, quy định cụ thể trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng…nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, góp phần bảo vệ Chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, nghĩa vụ của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống. Sau đó, BLTTHS có các sửa đổi, bổ sung một số điều thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990, ngày 22 tháng 12 năm 1992 và ngày 9 tháng 6 năm 2000. Các thủ tục về phiên tòa hình sự sơ thẩm được quy định tại chương 17, 18, 19,20 từ Điều 159 đến điều 200 của BLTTHS năm 1988.

Về cơ bản, các quy định về phiên tòa hình sự sơ thẩm của BLTTHS 1988 kế thừa các quy định trước đây về nguyên tắc xét xử như xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, nguyên tắc thành phần HĐXX có Hội thẩm tham gia. Lần đầu tiên, trình tự thủ tục tại tố tụng phiên tòa được quy định có 4 bước: thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục xét hỏi, thủ tục tranh luận, thủ tục nghị án và tuyên án. Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa đã quy định chi tiết về việc khai mạc phiên tòa, kiểm tra căn cước, giải thích quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, việc thay đổi thành viên HĐXX và những người tiến hành tố tụng khác, trường hợp hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt. Trình tự xét hỏi đã được quy định với vai trò nổi bật của Thẩm phán trong việc xét hỏi, quyết định việc cần thiết trong xét hỏi và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về trách nhiệm của HĐXX cùng KSV.

Giai đoạn xét xử tại phiên tòa là giai đoạn hết sức quan trọng của toàn bộ trình tự TTHS, đây là giai đoạn mà Tòa án thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ, lắng nghe tranh luận và cuối cùng quyết định xử lý đối với vụ án. Do đó, việc xét xử phải chính xác và phải có tác dụng giáo dục đối với những người khác. Chính vì vậy, BLTTHS năm 1988 đã dành tới 5 chương 45 điều luật để quy định về thủ tục tại phiên tòa. Ngoài những quy

định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa từ điều 175 đến điều 179 thì trình tự, thủ tục bắt đầu tại phiên tòa được quy định như sau:

Khi HĐXX vào phòng xử án, mọi người trong phòng xử án đều phải đứng dậy; Sau khi ổn định, chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu thư ký báo cáo danh sách những người được Tòa án triệu tập có mặt hay vắng mặt tại phiên tòa; HĐXX hội ý và quyết định hoãn phiên tòa hay tiến hành xét xử. Sau đó, chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của bị cáo, người được triệu tập đến phiên tòa để xét hỏi và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa, hỏi bị cáo xem đã nhận được bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử hay chưa, giới thiệu thành phần HHXS, KSV, Thư ký tòa án. HĐXX sẽ thảo luận và thông qua tại phòng nghị án để giải quyết mọi vấn đề phát sinh tại phiên tòa. Trước đây tại bản hướng dẫn trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 16 – TATC ngày 27/09/1994 của TAND Tối cao gọi phần này là phần “Chuẩn bị cho việc xét hỏi”. Sau khi tiến hành xong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần thủ tục chuyển sang phần xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. BLTTHS năm 1988 đã được sửa đổi, bổ sung qua 3 lần là 30/6/1990; 22/12/1993 và 09/06/2000). Đến ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI đã thông qua, BLTTHS 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 quy định về trình tự xét xử tại phiên tòa XXSTvụ án hình sự, về cơ bản không khác với những quy định của BLTTHS 1988 mà chỉ mở rộng hơn đối với quyền tranh luận tại phiên tòa của các chủ thể tham gia tố tụng. Hiện nay, BLTTHS 2015 (có hiệu lực tự 1/1/2018) đã có những sửa đổi các quy định cũ và hoàn thiện thêm về trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa XXST vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)