1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu của luận văn
2.1.2.2. Những điểm mới về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo
định của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003
Trải qua thời gian phát triển, để đáp ứng với thực tiễn tình hình xét xử hiện nay. BLTTHS năm 2015 đã thể chế hóa toàn diện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng; cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013; kế thừa, phát triển các quy định còn phù hợp của BLTTHS năm 2003; hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự nhằm bảo đảm tính thống nhất nội tại của BLTTHS và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội; tăng cường trách nhiệm các cơ quan tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; xác định rõ trách nhiệm của từng chức danh tố tụng; cụ thể hóa trình tự, thủ tục tạo điều kiện để người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và
trách nhiệm theo quy định của luật; bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. So với quy định của BLTTHS 2003 thì quy định của BLTTHS 2015 có các quy định điều chỉnh và khác hơn so với quy định cũ nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội hiện tại. Cụ thể các nội dung được thay đổi, điều chỉnh liên quan đến thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm cụ thể:
- Việc tạm ngừng phiên tòa: Để phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đồng bộ với Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, BLTTHS năm 2015 quy định về việc tạm ngừng phiên tòa. Đây là quy định mới Điều 251 BLTTHS 2015 quy định có thể ngừng phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp: Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa. Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa; Vắng mặt thư ký tòa án tại phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.
- Về thành phần HĐXX: Theo BLTTHS 2003 thì đối với vụ án mà bị cáo bị xét xử về tội có quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình thì thành phần HĐXX phải gồm hai thẩm phán và ba HTND. Điều 254 BLTTHS 2015 đã mở rộng về thành phần HĐXX tương tự đối với vụ án mà bị cáo bị xét xử về tội có quy định mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân.
- Về sự có mặt của bị cáo, người bào chữa tại phiên tòa: Điều 290 và Điều 291 BLTTHS đã có quy định chặt chẽ hơn về sự có mặt của của những người này tại phiên tòa so với BLTTHS năm 2003 như sau:
- Bị cáo phải có mặt trong suốt thời gian xét xử vụ án. Bổ sung trường hợp Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo; Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được HĐXX chấp nhận; Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
- Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị
cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vằng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên xét xử. Đối với trường hợp chỉ định người bào chữa thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử khi người bào chữa vắng mặt trong trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung trường hợp bắt buộc mời người bào chữa cho bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà khung hình phạt có mức cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Qua quy định, Điều 75 BLTTHS năm 2015 quy định về lựa chọn người bào chữa. So với quy định của BLTTHS năm 2003 và văn bản hướng dẫn, BLTTHS năm 2015 đã nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng sau: Bổ sung người thân thích của người bị buộc tội có quyền mời người bào chữa; quy định rõ thời hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý người bị buộc tội khi tiếp nhận được yêu cầu nhờ người bào chữa từ người buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ trong việc chuyển yêu cầu này đến người bào chữa và tạo điều kiện cho người bào chữa liên hệ với người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ trong việc thỏa thuận nhờ bào chữa… Theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003, khi bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì nếu họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử người bào chữa cho họ. Nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội gồm: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
- Về sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật, ĐTV và những người khác: Để khắc phục tình trạng thực tế trong phiên tòa, bị cáo không nhận tội và cho rằng việc khai nhận tại CQĐT là do bị ép cung, bảo đảm thống nhất với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, BLTTHS 2015 đã được bổ sung quy định sự có mặt của ĐTV tại phiên tòa với tư cách là người đã điều tra vụ án (Điều 296) để góp phần làm rõ những chứng cứ đã được đưa ra có tính thuyết phục cao hơn.
- Về các trường hợp hoãn phiên tòa và quy định cụ thể các nội dung của quyết định hoãn phiên tòa: Để cụ thể hóa hơn các trường hợp hoãn phiên tòa, khắc phục việc hoãn phiên tòa tùy tiện, không có căn cứ pháp luật, Điệu 297 BLTTHS 2015 quy định căn cứ hoãn phiên tòa: Cần phải xác minh thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa; Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại; Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản và nội dung cụ thể của quyết định hoãn phiên tòa.
- Về giới hạn xét xử: Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS năm 2003: Tòa án chỉ xét xử bị cáo theo tội danh mà VKS truy tố, không có thẩm quyền xét xử tội nặng hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự độc lập của Tòa án trong xét xử, bảo đảm phán quyết của Tòa án phải trên cơ sở của cơ quan xét hỏi, tranh tụng và những chứng cứ đã được kiểm tra công khai tại phiên tòa Điều 298 BLTTHS 2015: Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng, tội danh mà VKS truy tố sau khi đã trả hồ sơ để VKS truy tố lại nhưng VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố.