1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu của luận văn
2.1.2.1. Quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định
2.1.2.1. Quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2015 của BLTTHS năm 2015
Xét xử là chức năng quan trọng nhất của Tòa án nói riêng và của toàn bộ quá trình TTHS nói chung nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra
lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các quyết định mà CQĐT và VKS đã thông qua trước khi chuyển vụ án hình sự sang Tòa án, nhằm loại trừ các những hậu quả tiêu cực của các sơ xuất, sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong ba giai đoạn TTHS trước đó gồm khởi tố, điều tra và truy tố, chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án. Xét xử là một giai đoạn TTHS trung tâm và quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn xét xử của Tòa án nói riêng và toàn bộ hoạt động tư pháphình sự của Nhà nước nói chung, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai đoạn TTHS khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.
Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án hình sự với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo trạng do VKS chuyển sang và kết thúc bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Thủ tục bắt đầu phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc tiến hành phiên tòa theo quy định của pháp luật TTHS. Trong thủ tục bắt đầu phiên tòa, HĐXX cần xác định đã có đủ thành phần Tòa án triệu tập hay chưa, có đủ chứng cứ, tài liệu để xem xét trực tiếp tại phiên tòa, những người tham gia tố tụng được giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng và tạo đỉều kiện để thực hiện các quyền của mình, xác định khả năng tiếp tục hay hoãn phiên tòa...Thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm được quy định từ Điều 300 đến Điều 305 BLTTHS 2015, thủ tục bắt đầu phiên toà được quy định nhằm kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng và tạo điều kiện cần thiết cho phiên toà.
a. Trình tự thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm
Phiên toà XXST vụ án hình sự là một bước nhằm kiểm tra công khai những chứng cứ mới để quyết định việc xử lí đối với vụ án. Trình tự bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm được tiến hành như sau theo quy định mới nhất của BLTTHS 2015 hiện nay gồm:
- Chuẩn bị khai mạc phiên toà:
Để phiên toà được tiến hành theo quy định của pháp luật, trước khi khai mạc phiên toà, Thư ký toà án phải tiến hành các công việc sau:
+ Kiểm tra sự có mặt của những người được toà án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lí do;
+ Phổ biến nội quy phiên toà. - Khai mạc phiên toà:
Khai mạc phiên toà được quy định tại Điều 301 BLTTHS 2015. Theo đó, việc khai mạc phiên toà được tiến hành như sau:
+ Thẩm phán chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
+ Thư ký toà án báo cáo HĐXX về sự có mặt, vắng mặt của những người được toà án triệu tập và lí do vắng mặt.
+ Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của toà án và kiểm tra lí lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ. Việc kiểm tra căn cước của những người được triệu tập và có mặt tại phiên toà được tiến hành như sau:
Đối với bị cáo: Phải hỏi để họ khai rõ về họ tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; nơi cư trú (nơi đăng kí hộ khẩu thường trú; nơi tạm trú); nghề nghiệp; trình độ văn hoá; hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con); tiền án, tiền sự; ngày bị tạm giữ, tạm giam.
Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo: Phải hỏi để họ khai rõ về họ tên; tuổi; nghề nghiệp; nơi sinh; nơi cư trú; quan hệ thế nào với bị cáo.
Đối với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diên hợp pháp của họ: Phải hỏi để họ khai về họ tên, tuổi; nghề nghiệp; nơi cư trú. Trường hợp nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức thì khai về tên và địa chỉ trụ sờ chính của cơ quan, tổ chức; họ tên; tuổi; nghề nghiệp; nơi cư trú của người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức.
Cùng với việc kiểm tra căn cước của bị cáo, chủ toạ phiên toà cần chú ý trường hợp họ có lời khai khác nhau thì phải xác định chính xác về căn cước của họ, ngoài việc yêu cầu họ khai rõ họ tên chính còn phải hỏi xem họ còn có tên nào khác hay bí danh không; chủ toạ phiên toà hỏi xem bị cáo đã nhận được bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn do pháp luật quy định chưa nếu đã được giao nhận thì nhận được ngày nào. Trường hợp bị cáo chưa nhận được hoặc đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng chưa được mười ngày thì phải hỏi bị cáo xem có đồng ý để toà án tiến hành xét xử vụ án không, nếu họ đồng ý thì ghi vào biên bản phiên toà và tiến hành xét xử theo thủ tục chung, nếu bị cáo không đồng ý thì HĐXX
phải hoãn phiên toà. Trường hợp bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng thì ngay sau khi hoãn phiên toà, toà án yêu cầu VKS tiến hành giao bản cáo trạng cho bị cáo. Trường hợp bị cáo chưa được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử thì toà án tiến hành giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo.
Chủ toạ phiên toà hỏi KSV và những người tham gia tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, KSV, người giám định, người phiên dịch, thư ký toà án không. Nếu có người yêu cầu thì HĐXX xem xét và quyết định.
Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ tên, nghề nghiệp hoặc chức vụ của người phiên dịch, người giám định, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ (nếu có). Những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.
Chủ toạ phiên toà giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của người làm chứng sau khi đã hỏi họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú của người làm chứng. Người làm chứng phải cam đoan không khai gian dối, nếu người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì không phải cam đoan. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ toạ phiên toà có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc được với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo và lời khai của người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ toạ phiên toà có thể quyết định cách ly bị cáo với những người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
- Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, HTND, KSV, Thư ký toà án, người giảm định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật:
Chủ toạ phiên toà phải hỏi KSVvà những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, KSV, Thư ký toà án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì HĐXX xem xét, quyết định.
- Người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản cam đoan:
Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thỉ Chủ toạ phiên toà yêu cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.
Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ toạ phiên toà yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ toạ phiên toà quyết định biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ toạ phiên toà phải quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
- Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắng mặt:
Chủ toạ phiên toà phải hỏi KSV và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lí do sức khoẻ không thể tham gia tố tụng thì chủ toạ phiên toà phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên toà hay không; nếu có người yêu cầu thì HĐXX xem xét, quyết định.
b. Thẩm quyền bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm
Thẩm quyền XXST vụ án hình sự đồng thời có thẩm quyền bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm. Trong hệ thống TAND nước ta hiện nay thì TAND cấp huyện và Tòa án quân sự là Tòa án cấp thấp nhất (cấp sơ thẩm) và ngày càng được mở rộng một cách hợp lý đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Theo quy định tại Điều 268 BLTTHS 2015, TAND cấp huyện XXST vụ án hình sự về những tội phạm mà BLHS quy định khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống trừ những trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 điều này. Việc quy định thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện căn cứ vào việc phân loại tội phạm trong BLHS tạo ra sự nhất quán trong các quy định khác của BLHS với quy định thẩm quyền xét xử như thời hạn điều tra, truy tố và thời hạn xét xử.
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án. Nếu xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của TAND và Tòa án quân sự thì được thực hiện theo hướng là nếu có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, TAND xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án (Điều 273 BLTTHS 2015). Nếu xảy ra trường hợp tranh
chấp về thẩm quyền xét xử giữa các TAND hoặc Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Nếu tranh chấp về thẩm quyền xét xử vụ án giữa các TAND cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố thuộc trung ương khác nhau do chánh án TAND tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định (Điều 275 BLTTHS 2015)
c. Thời hạn bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xư sơ thẩm vụ án hình sự được tính từ ngày Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa nhận được hồ sơ của vụ án. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày (Điều 277 BLTTHS 2015). Như vậy, thời hạn bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm cũng là thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
d. Quy định về thành phần bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm
Khi xét xử vụ án hình sự sơ thẩm, pháp luật yêu cầu phải đầy đủ thành phần HĐXX sơ thẩm và thành phần HĐXX sơ thẩm thực hiện bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm đồng thời nhất thiết phải có mặt từ khi thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm. Thành phần HĐXX được quy định tại Điều 254 BLTTHS năm 2015 nhằm đáp ứng các nguyên tắc TTHS là việc xét xử của Tòa án có HTXX tham gia, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Đây là sự kết hợp tính chuyên nghiệp của Thẩm phán và tính đại diện cho quần chúng của Hội thẩm đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án đúng pháp luật đồng thời thể hiện lợi ích chung của xã hội. Tùy theo tính chất, mức độ của vụ án mà HĐXX được quy định khác nhau bảo đảm thực hiện nguyên tắc trên và giải quyết đúng đắn vụ án. HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai hội thẩm, đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì bắt buộc HĐXX gồm hai Thẩm phán và ba HTND. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo, những vụ án có nhiều bị cáo, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau…thì HĐXX có thể gồm hai Thẩm phán và ba HTND. Đối với vụ
án là người dưới 18 tuổi thì thành phần HĐXX phải có Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ của tổ chức Đoàn thanh niên.
Trong HĐXX thì chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phiên tòa, các thành viên của HĐXX phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán và Hội thẩm dự khuyết. Những người này phải được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử và đã được công bố trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và bản thân họ phải có mặt tại phiên tòa từ đầu thì mới được tham gia xét xử. Trong trường hợp HĐXX có hai Thẩm phán và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên HĐXX làm chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm dự khuyết được bổ sung làm thành viên HĐXX. Trong trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định trên thì vụ án phải bị hoãn và xét xử lại từ đầu.
e. Quy định về chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng trong thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm
- Quy định về chủ thể tiến hành tố tụng trong thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm
+ Thẩm phán:
Theo quy định tại Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 thì: “Thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán làm nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Điều 2 của luật này và các luật có liên quan”. Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án 2014 còn quy định tiêu chuẩn của Thẩm phán: “Thẩm phán phải là công