Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về thủ tục bắt đầu phiên tòa

Một phần của tài liệu Thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng (Trang 71 - 76)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của luận văn

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về thủ tục bắt đầu phiên tòa

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm hình sự sơ thẩm

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định của BLTTHS về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm tòa hình sự sơ thẩm

Hoàn thiện thủ tục TTHS nói chung, thủ tục XXST nói riêng là một phần rất quan trọng và cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Tư tưởng đổi mới thủ tục TTHS theo hướng dân chủ, bình đẳng, bảo đảm để người tham gia tố tụng có điều kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong TTHS. Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp của Đảng chúng ta đang tiên hành nghiên cứu đổi mới mô hình TTHS nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả và chất lượng hơn của hoạt động tố tụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hoàn thiện pháp luật trong đó có hoàn thiện pháp luật về thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm là chủ trương trong cải cách tư pháp của nước ta. Trong đó yêu cầu phải có những quy định tạo ra môi trường tư pháp theo hướng công khai, minh bạch, văn hoá tranh tụng đặc biệt là tranh tụng tại phiên toà càng tốt và hiệu quả hơn. Tại phiên toà, Toà án, VKS cho đến luật sư, bị cáo đều thấy trách nhiệm của mình trong việc tranh luận để tìm ra bản chất vụ án, phiên toà phải bảo đảm sự dân chủ, công khai, tăng niềm tin của người dân về chất lượng xét xử của vụ án. Thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm là giai đoạn trọng tâm trong tiến trình tố tụng tại Toà án. Do vậy, cần sửa đổi các quy định cụ thể của phiên toà có tính công khai, tách bạch các chức năng của chủ thể tố tụng.

Thứ nhất: Về bố trí phòng xử án, theo Điều 257 BLTTHS 2015 đã quy định: “Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác…”. Tuy nhiên, việc bố trí như thế nào thì chưa được luật hoá mà luật giao cho Chánh án Toà

án nhân dân tối cao quy định chi tiết. Theo quan điểm tác giả, việc quy định pháp luật về hình thức phiên toà có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả của phiên toà, do đó, cần khẩn trương ban hành văn bản quy định rõ về hình thức của phiên toà hình sự sơ thẩm nói riêng và phiên toà hình sự nói chung, nhất là thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm.

Thứ hai: Thống nhất các quy định tại các điều luật

Quy định tại Điều 293 BLTTHS năm 2015 là quy định chung về thủ tục bắt đầu phiên tòa nhưng tên và nội dung của điều luật quy định về sự có mặt của người làm chứng. Trong khi, quy định tại Điều 308 BLTTHS năm 2015 tuy ở phần thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phần riêng nhưng tên và nội dung của điều luật quy định về việc công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 293 BLTTHS năm 2015 theo hướng: “Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở CQĐT thì tiến hành công bố những lời khai đó theo quy định tại Điều 298 của Bộ luật này. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử”. Việc sửa đổi, bổ sung quy định trên khắc phục được sự chồng chéo, tạo sự thống nhất giữa quy định tại khoản 1 Điều 293 với khoản 1 Điều 298 BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền công bố lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa khi họ vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trước đó trong giai đoạn điều tra, truy tố [59].

Thứ ba: Sự có mặt của các thành viên trong HĐXX và người tham gia tố tụng Trong trường hợp Thư ký Tòa án vắng mặt tại phiên tòa, thì đây được coi là trường hợp ngoại lệ không phải ghi lại diễn biến phiên tòa, nhưng HĐXX phải thảo luận tại phòng nghị án và lập văn bản. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015 theo hướng: “Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa, trừ trường hợp tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa”. Và bổ sung vào khoản 2 Điều 299 BLTTHS năm 2015 theo hướng: “Quyết định về việc thay đổi thành viên HĐXX, KSV, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch

thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản”. Việc bổ sung các quy định trên nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn khi vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa, thì không thể ghi lại diễn biến tại phiên tòa, mà phải thông qua HĐXX thảo luận tại phòng nghị án và lập thành văn bản. Đồng thời, cũng đảm bảo sự thống nhất với quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong tình huống tương tự: do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa và không có người thay thế được, thì phiên tòa phải được tạm ngừng và phải được HĐXX thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản [59].

3.3.2 Giải pháp hướng dẫn thực hiện pháp luật và tổng kết thực tiễn xét xử

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm cũng như các điều kiện có liên quan giúp cho quá trình thực hiện các phiên toà hình sự sơ thẩm trên thực tế có hiệu quả và giúp cải cách chế độ tư pháp được hoàn thiện hơn.

Từ thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Hải Phòng, việc thực hiện các giải pháp nhằm áp dụng các quy định của pháp luật có vai trò quan trọng giúp cho các quy định của BLTTHS được thực thi hiệu quả trên thực tiễn, để các quy định được thực thi trên thực tiễn, những giải pháp cần nghiên cứu để thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật bao gồm:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nhận thức bảo đảm thực hiện đầy đủ quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia hoạt động TTHS chính là góp phần bảo đảm sự khách quan, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đây là một kênh giám sát xã hội hữu hiệu đối với các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở khía cạnh tích cực góp phần cho các hoạt động TTHS đảm bảo đúng pháp luật, hạn chế oan, sai. Nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng của luật sư, vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm.

Tăng cường bồi dưỡng thẩm phán, thư ký, KSV, cảnh sát điều tra và người có thẩm quyền tố tụng khác về chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên sâu, chuyên nghiệp. Có thể đào tạo lại khi có thẩm phán, thư lý, KSV, cảnh sát điều tra chưa đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ. Phổ biến, quán triệt sâu rộng các quy định có liên quan để hiểu đúng và thống nhất khi thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự.

Thứ hai: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về các quy định của thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm

Những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng cần nhìn nhận tích cực hơn về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm. Các chủ thể tham gia phiên toà cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tố tụng, trong đó có quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện một cách bình thường và thuận lợi. Những người tham gia tố tụng cần có thái độ tôn trọng, lịch sự, nghiêm túc, ghi nhận đầy đủ những thông tin diễn ra tại phiên toà. Thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp này góp phần hoàn thiện cơ chế bảo đảm để các chủ thể tham gia TTHS nói chung và thủ tục bắt đầu phiên toà nói riêng được đầy đủ, công bằng, dân chủ theo yêu cầu cải cách tư pháp, đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng về thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động TTHS.

Thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hình sự kết hợp lồng, ghép các nội dung liên quan về chức năng, vai trò của các chủ thể tham gia phiên toà hình sự sơ thẩm. Thực hiện theo đúng chủ trương của Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật kết hợp bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động như trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định, các chương trình phát thanh, truyền hình về phổ biến giải đáp pháp luật, các chuyên mục hỏi đáp pháp luật trong các tờ báo, tạp chí chuyên ngành, phổ thông có lượng người tiếp cận lớn hay thông qua các phiên toà xét xử lưu động các vụ án lớn, thu hút dự luận xã hội bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân. Tăng cường chất lượng công tác tuyên truyền pháp luật. Chú trọng hiệu quả, chất lượng chuyên môn, kỹ năng, hình ảnh chuyên nghiệp của HĐXX, thư ký trong các phiên tòa xét xử lưu động, những vụ án lớn thu hút sự dư luận xã hội đặc biệt là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi nhận thức pháp luật của người dân

còn nhiều hạn chế. Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động giải đáp, tư vấn pháp lý, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, người dân hiểu hơn nữa về vai trò quan trọng của thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm, từ đó các chủ thể tham gia thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm nghiêm túc hơn và có những tuân thủ quy định của pháp luật.

Thứ ba: Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiên thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm, giám sát việc tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp của các chủ thể khi tham gia TTHS.

Phiên toà hình sự sơ thẩm có sự tham gia hoạt động của HĐXX, thư ký phiên toà, KSV, người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, của hoạt động điều tra của CQĐT. Mỗi hoạt động của các chủ thể đều có những quy định riêng, bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra những căn cứ để chứng minh cho ý kiến, quan điểm của mình theo một trình tự tố tụng do chủ toạ phiên toà điều khiển, HĐXX điều hành toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên toà để ra phán quyết về việc giải quyết vụ án. Hoạt động tại phiên toà còn liên quan đến việc bảo đảm trật tự phiên toà của lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, của các cơ quan liên quan đến việc triệu tập, trích xuất báo cáo, người tham gia tố tụng…

Thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm có sự tham gia của nhiều cơ quan trong quá trình thực hiện thủ tục. Việc phối kết hợp giữa các chủ thể có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm có vai trò quan trọng giúp cho việc thực hiện thuận lợi các thủ tục ban đầu khi xác minh hoặc xác định người tham gia tại phiên toà. Để có một phiên toà diễn ra suôn sẻ, có chất lượng, Thẩm phán Chủ toạ phiên toà phải thực hiện rất nhiều công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa các cơ quan, người tiến hành tố tụng với nhau. Đối với những vụ án phức tạp hoặc có nhiều bị cáo, nhiều người tham gia tố tụng dự kiến xét xử trong nhiều ngày thì Thẩm phán, chủ toạ phiên toà cần báo cáo với Chánh án tổ chức cuộc họp liên ngành để phân công rõ chức năng, nhiệm vụ công tác tổ chức phiên toà đối với từng cơ quan tiến hành tố tụng. Những người tiến hành tố tụng cần thống nhất nội dung, trình tự, thời gian tổ chức phiên toà, dự kiến kế hoạch xét hỏi…theo quy chế phối hợp giữa các ngành.

Để tăng cường hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật về thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thì

việc đẩy mạnh công tác giám sát việc tuân thủ hệ thống pháp luật này là điều hết sức cần thiết. Hoạt động giám sát hiện nay còn nặng về hình thức, hậu quả pháp lý trong nhiều trường hợp không được xác định rõ ràng và cụ thể, do đó tính nghiêm minh chưa cao. Vì vậy, việc chú trọng giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những quy định cụ thể trong thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)