1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực tiễn thực hiện thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm TAND các cấp
2.2.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
2.2.2.1. Những bất cập, hạn chế trong thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm
2.2.2.1.1. Những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật
Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn, xem xét báo cáo, thống kê cũng như một số hồ sơ vụ án đã giải quyết cho thấy thực tiễn bắt đầu phiên toà hình sự các cấp tại địa bàn Hải Phòng vẫn còn tồn tại, các nội dung gồm:
* Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của BLHS, BLTTHS và các quy định pháp luật có liên quan; việc xác định sai tư cách
người tham gia tố tụng sẽ dẫn đến quyết định sai về phần trách nhiệm dân sự, sai về quyền kháng cáo… làm cho việc giải quyết vụ án hình sự không được toàn diện, triệt để. Theo quy định tại Điều 55 BLTTHS thì có 20 loại người tham gia tố tụng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau, Tuy nhiên trong số những người tham gia tố tụng quy định như trên, chủ yếu những người sau đây tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự: bị cáo; bị hại.nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án; người làm chứng; người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của BLTTHS. Việc quy định phân biệt những người tham gia tố tụng trong BLTTHS 2015 được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự. Tư cách tố tụng được xác định về bản chất từ góc độ TTHS và tố tụng dân sự. Theo quy định của BLTTHS, về bản chất pháp lý, có một số người tham gia với hai tư cách tố tụng, tùy theo từng lĩnh vực giải quyết vấn đề là hình sự hay dân sự, cụ thể: Trong trường hợp bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bị hại hoặc nguyên đơn, thì người đó tham gia tố tụng với hai tư cách: Bị cáo trong lĩnh vực hình sự và Bị đơn dân sự trong lĩnh vực tố tụng dân sự; Trong trường hợp Bị hại được bồi thường thiệt hại, thì người đó tham gia với hai tư cách: Bị hại trong lĩnh vực hình sự và Nguyên đơn dân sự trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Trong các trường hợp này, căn cứ vào quy định tại BLTTHS Tòa án sẽ xác định tư cách tố tụng có quyền và nghĩa vụ bao trùm hơn, đảm bảo lợi ích của người đó cao hơn, đó là bị cáo trong trường hợp thứ nhất và bị hại trong trường hợp thứ hai. Trên thực tiễn thi hành và tham gia các phiên toà hình sự sơ thẩm, vẫn có các trường hợp sẽ khó xác định về tư cách tố tụng trong phiên toà hình sự sơ thẩm, có những trường hợp hi hữu xác định sai tư cách sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, các bên khi tham gia thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm cũng như trong suốt quá trình thực hiện.
Ví dụ: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người không tham gia thực hiện tội phạm và Tòa án phải giải quyết quyền lợi, tài sản của họ vì liên quan đến vụ án hình sự. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thường là chủ sở hữu tài sản, nhưng tài sản đó lại có trong tay người phạm tội; hoặc người được người phạm tội giao cho tài sản, mà tài sản đó là do phạm tội mà có…Ví dụ: H mượn xe máy của K đi chơi và sử dụng xe thực hiện hành vi cướp giật. Trong trường hợp này, việc Tòa án quyết định tịch thu hay không tịch thu chiếc xe liên quan đến lợi ích
của K. Vì vậy, K là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Việc không liên quan gì đến tội phạm là dấu hiệu phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với những người tham gia tố tụng khác. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án với những người có hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc vì có lý do nào đó mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự… Theo quy định của BLTTHS thì những người này có thể được Tòa án triệu tập với tư cách là người làm chứng. Do đó, việc xác định tư cách người tham gia tố tụng trước khi mở phiên tòa không đúng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia tố tụng. Chẳng hạn, khi ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu một người được xác định là người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự thì họ được nhận giấy triệu tập và quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng nếu xác định một trong số những người này là người làm chứng thì họ chỉ được nhận duy nhất giấy triệu tập. Thêm vào đó, nếu khi thảo án xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng thì khi phổ biến quyền và nghĩa vụ cho người tham gia tố tụng cũng sẽ không đúng với quy định của BLTTHS. Chẳng hạn, một người được xác định là người làm chứng trong khi đáng lẽ họ phải được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì họ sẽ bị hạn chế một số quyền. Cho nên, mặc dù bản án là văn bản chính thức thể hiện việc xác định tư cách người tham gia tố tụng của Tòa án nhưng nếu việc xác định tư cách người tham gia tố tụng trước khi ban hành bản án không đúng cũng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
* Sự có mặt của những người tham gia tố tụng
Sự có mặt của người tham gia tố tụng một mặt giúp cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án; mặt khác, đảm bảo cho họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong vụ án. Tuy nhiên BLTTHS quy định sự có mặt của KSV, bị cáo là bắt buộc (trừ một số trường hợp luật định); còn sự có mặt của những người tham gia tố tụng khác thì mang tính tùy nghi. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại điều 292 BLTTHS năm 2015, cụ thể: “Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bôi thường thiệt hại thì HĐXX có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật”. Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, về
nguyên tắc họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có mặt tại phiên tòa để giúp cho việc xác định sự thật khách quan liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ và tạo điều kiện cho họ bảo vệ quyên lợi của mình. Vì vậy, người bị hại nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đên vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên, Điều luật quy định cho HĐXX quyền quyết định vẫn tiến hành xét xử hay hoãn phiên tòa trong từng trường hợp cụ thể.
Sự có mặt của người làm chứng tại điều 293 BLTTHS năm 2015, cụ thể như sau: “Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điêu tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vẩn để quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vân tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cổ ý vẳng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vẳng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì HĐXX có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này”. Căn cứ vào nguyên tắc xét xử trực tiếp và bằng lời nói, Tòa án phải xét xử có mặt người làm chứng và khi đã được triệu tập, người làm chứng phải có mặt tại phiên tòa, dù trước đó họ đã khai ở cơ quan điều tra. Sự có mặt của người làm chứng bảo đảm cho việc xác minh trực tiếp, công khai những chứng cứ. Trong thực tế, nhiều khi Tòa án cần hỏi thêm người làm chứng về những tình tiết của vụ án; bị cáo, người bị hại, người bào chữa,... cũng có thể phân đôi lời khai của người làm chứng, nên người làm chứng phải có mặt tại phiên tòa để giải thích thêm về những lời khai của mình. HĐXX tùy theo trường hợp cụ thể mà quyết định dẫn giải người làm chứng hoặc hoãn phiên tòa. Tùy trường hợp mà Toà án có quyền quyết định tiếp tục hay hoãn phiên tòa. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu khách quan trong xét xử của Toà án.
Ví dụ: Thực tiễn xét xử, việc xác định người làm chứng trong một số vụ án còn bật cập, mặc dù một người biết rất rõ những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án nhưng lại không được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định là người làm chứng và triệu tập đến làm chứng hoặc triệu tập họ với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nên họ không đến theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cũng không thẻ áp dụng biện pháp dẫn giải họ, vì theo quy định tại Điều 65 BLTTHS thì họ không bị áp giải nếu vắng
mặt không có lý do chính đáng, trong khi đó thì đối với bị hại hoặc người đại diện của họ lại bị áp giải nếu cố tình không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thiết nghĩ, sự có mặt của người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết và làm sáng tỏ vụ án, việc này giúp cho công tác điều tra, chứng minh và làm sáng tỏ vụ án tại phiên toà được thực hiện hiệu quả cao.
* Tính trang nghiêm và văn hoá tại phiên toà hình sự sơ thẩm:
Văn hoá ứng xử, cách sử dụng ngôn từ trong phiên toà cũng đã xảy ra nhiều vấn đề còn tồn tại. Hiện nay, chưa có quy định về cách xưng hô tại phiên toà, nên việc xưng hô cũng khác nhau, HĐXX thường xưng hô “tôi” với bị cáo, yêu cầu bị cáo xưng “tôi” thưa “Hội đồng xét xử” hoặc thưa “quý Toà”, gọi KSV là “quý Viện” “Viện Kiểm sát”, “Đại diện Viện kiểm sát”, hay “Công tố viên”. Thực tế còn nhiều cách xưng hô khác nhau như gọi bị cáo theo tuổi: anh, chị, ông, bà, cháu…theo tuỳ hứng. Việc xưng hô này ít nhiều ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của phiên toà. Ngoài cách ứng xử của người tiến hành tố tụng như đã đề cập, nhiều phiên toà người tham dự phiên toà coi thường sự tôn nghiêm của pháp luật nơi công đường, nhiều người còn có hành vi làm ảnh hưởng đến chất lượng phiên toà. Có những phiên toà sau khi xét xử, nghe quan điểm của KSV, những người thân của người bị hại tại phiên toà đã có những lời lẽ lăng mạ, chửi bới bị cáo thậm chí quay sang xúc phạm cả KSV, xô xát với lực lượng bảo vệ phiên toà làm cho phiên toà phải dừng lại trong thời gian dài [64].
* Việc vắng mặt thư ký tại phiên toà:
Thư ký có vai trò quan trọng tại phiên toà cũng như thực hiện các thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự. Việc vắng mặt của thư ký sẽ ảnh hưởng nhiều đến thủ tục tại phiên toà hình sự. Có nhiều quan điểm cho rằng việc vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa dẫn đến phải tạm ngừng phiên tòa trên thực tiễn rất hiếm khi xảy ra, thậm chí có thể không xảy ra. Tác giả cho rằng, các nhà làm luật khi xây dựng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 251 BLTTHS năm 2015 đã dự liệu cho trường hợp có thể xảy ra trong tương lai, cũng như dựa trên sự tổng kết, đánh giá từ thực tiễn. Theo đó, trong trường hợp vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa, thì phiên tòa phải được tạm ngừng và việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 251 BLTTHS năm 2015. Đồng thời, đối chiếu với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 299 BLTTHS năm 2015, thì trường hợp vắng mặt Thư ký Tòa án tại
phiên tòa không thuộc trường hợp HĐXX phải thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập văn bản, nhưng HĐXX phải thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án là ghi biên bản phiên tòa và mọi diễn biến từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa phải được thể hiện vào biên bản phiên tòa. Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 251 với khoản 3 Điều 299 BLTTHS năm 2015 cho thấy có sự không tương thích, bởi vì trong trường hợp Thư ký Tòa án vắng mặt tại phiên tòa thì ai sẽ là người ghi biên bản phiên tòa [59].
*Thẩm quyền công bố lời khai của người làm chứng, người được xét hỏi tại phiên toà:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 293 BLTTHS năm 2015 về sự có mặt của người làm chứng (Mục III quy định chung về thủ tục tại phiên tòa): “Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở CQĐT thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó”. Tại khoản 1 Điều 308 BLTTHS năm 2015 (Mục V thủ tục tranh tụng tại phiên tòa) quy định về công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố: “Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì HĐXX, KSV không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố”. Theo đó, nếu người được xét hỏi vắng mặt tại phiên tòa thì HĐXX, KSV sẽ được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố tại phiên tòa. Đồng thời, thuật ngữ “người được xét hỏi tại phiên tòa” đã bao gồm cả người làm chứng. Tuy nhiên, quy định chung về thủ tục tại phiên tòa (khoản 1 Điều 293) với quy định riêng về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa (khoản 1 Điều 308) lại có sự phân biệt về người có thẩm quyền công bố lời khai là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa với HĐXX (có thể bao gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán, HTND) và KSV là chưa hợp lý, dẫn đến sự chồng chéo, gây khó khăn cho các Tòa án địa phương trong quá trình áp dụng [59]. Mặc dù quy định tại Điều 293 BLTTHS năm 2015 là quy định chung về thủ tục bắt đầu phiên tòa nhưng tên và nội dung của điều luật quy định về sự có mặt của người làm chứng. Trong khi, quy định tại Điều 308 BLTTHS năm 2015 tuy ở phần thủ tục tranh tụng tại phiên tòa (phần riêng) nhưng tên và nội dung của điều luật quy định về việc công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Ví dụ: Thực tiễn xét xử đã có trường hợp, tại phiên tòa bị hại khai đồng ý để bị cáo quan hệ tình dục, nhưng chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử do không kiểm tra các tình tiết khác của vụ án, đặc biệt là lời khai tố cáo của bị hại tại Cơ quan điều tra