Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng (Trang 76 - 85)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3 Các giải pháp khác

Ngoài việc chú trọng các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng thời có những biện pháp nhằm cải cách và áp dụng các quy định của pháp luật có hiệu quả. Việc đảm bảo hiệu quả các thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm để hoàn thiện việc tuân thủ các quy định của pháp luật đồng thời để các quy định của pháp luật mang tính hiệu quả thì cần có những giải pháp khác cần chú trọng, cụ thể:

Thứ nhất: Về trang thiết bị tại phòng xét xử phiên toà hình sự sơ thẩm. Cần nhanh chóng lắp đặt trang thiết bị đầy đủ của hệ thống ghi âm, ghi hình có âm thanh tại các phòng xử án. Cơ sở vật chất và thiết bị tại phòng xét xử cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xét xử. Vì vậy, việc chú trọng cơ sở vật chất đầy đủ, không làm ảnh hưởng đến phiên xét xử nói chung và thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm nói riêng. Hiệu quả thủ tục bắt đầu phiên toà được đảm bảo bởi nhiều yếu tố trong đó có việc đảm bảo tính trang nghiêm của phiên toà quanh việc bố trí phòng xét xử đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, không gian xét xử, được bố trí chỗ ngồi khoa học đến những trang thiết bị vật chất khác như âm thanh, máy chiếu, phòng cách ly bị cáo…Nhìn chung, trong một vài năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, các đơn vị toà án trong thành phố Hải Phòng đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng trụ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử trước mắt. Tuy vậy vẫn chưa có một Toà án cấp huyện nào có Phòng xử án hình sự riêng mà đều sử dụng chung với xét xử dân sự nên rất khó khăn cho việc bố trí phiên toà hình sự. Ngoài ra, về lâu dài chúng ta cần có sự nhìn nhận dài, rộng hơn để đề nghị được mở rộng khuôn viên trụ sở, các phòng xử án cần được xây dựng thành một khu riêng với khu nghiên cứu, làm việc bảo đảm thuận tiện cho cán bộ, công chức.

Thứ hai: Xây dựng văn hóa pháp đình xã hội chủ nghĩa, thẩm phán, KSV, cảnh sát điều tra, luật sư đều có “Bộ quy tắc ứng xử” khi tham gia tố tụng phải tuân theo quy tắc đó, không có hành vi làm phương hại đến thanh danh, uy tín của nhau, tuân thủ nội dung và trình tự xét xử tại phiên tòa, biết lắng nghe, tiếp thu và xử lý thông tin một cách khách quan, khoa học đúng pháp luật để các vụ án hình sự được giải quyết

nhanh, gọn đúng pháp luật. Phát triển hình thức xét xử rút gọn, nhân rộng việc thương lượng, hòa giải tiền tố tụng hoặc trước tòa, áp dụng thí điểm việc thương lượng trong án hình sự ở Việt Nam, mọi vi phạm tại phiên tòa đều được xử lý. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động TTHS mới phát huy hiệu quả cao; quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được bảo đảm; chất lượng tranh tụng được nâng cao, thực chất và dân chủ; góp phần bảo đảm công lý được thực thi, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế.

Thứ ba: Bên cạnh việc xây dựng quy chế phối hợp cần thường xuyên trao đổi việc xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ của Chủ toạ phiên toà, HĐXX, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm kể cả trao đổi việc xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tiến hành phiên toà phù hợp với mỗi ngành, lĩnh vực, đáp ứng việc thực hiện hiệu quả thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm. Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hoàn thiện pháp luật hình sự, TTHS, ban hành, sửa đổi bổ sung, giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời. Tiếp tục đổi mới hoạt động để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ, mang tính khả thi cao, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Đây là yêu cầu quan trọng làm cơ sở cho việc bảo đảm áp dụng pháp luật tại phiên toà. Bên cạnh đó, công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Đây cũng là công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nâng cao năng lực và trí tuệ ngang tầm với thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội luôn biến động và phong phú. Uỷ ban thường vụ quốc hội cần tăng cường giải thích pháp luật, TAND tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật thông qua khảo sát, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nâng cao chất lượng của các văn bản giải thích, hướng dẫn góp phần bảo đảm sự thống nhất của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư: Tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân.

Việc tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân có tầm ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật. Trong những giải pháp để tuyên truyền pháp luật làm tăng ý thức của người dân, việc mở phiên toà lưu động tại các điểm dân cư, những vùng có nhiều tội phạm sẽ giúp cho người dân hiểu được các thủ tục tại phiên toà đồng thời đưa pháp luật gần với người dân hơn. Hiện nay, cũng một phần do kinh phí tốn kém hơn nhiều phiên toà bình thường, đôi khi gặp sự khó khăn, sự bất hợp tác của địa phương nơi bố trí xét xử…nên phiên toà lưu động

chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những vụ án hình sự sơ thẩm đã xét xử chiếm khoảng 5% - 7% trên địa bàn Hải phòng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả cũng như thực hiện chủ trương tăng cường xét xử lưu động thì cần phải được chú trọng việc đầu tư kinh phí cùng với việc đưa ra một cơ chế phối hợp của địa phương.

Thứ năm: Việc hợp tác quốc tế trong tiến trình cải cách tư pháp đối với thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm nói riêng và thủ tục phiên toà hình sự nói chung giúp hệ thống pháp luật có những tiếp thu và nhìn nhận từ những nền lập pháp có nhiều phát triển. Muốn vận dụng, học hỏi và tiếp thu những chế định tiến bộ của pháp luật quốc tế cần xem xét những điều kiện khác nhau, sự tương đồng giữa nền lập pháp và văn hoá, xã hội khác nhau của mỗi nước, từ đó có những phân tích và đánh giá các thủ tục phù hợp với quốc tế đồng thời phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam.

Kết luận chƣơng III

Trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu cải cách tư pháp ngày càng cấp bách hơn, việc hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa pháp luật về thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm là tất yếu khách quan nhằm khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành, khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại của thực tiễn xét xử, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ đặt ra trước hết là cần phải hoàn thiện pháp luật và thực hiện tốt hơn những nguyên tắc, thủ tục tiến hành thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm. Đối với việc hoàn thiện pháp luật trước hết phải sửa đổi, hoàn thiện về thủ tục bắt đầu phiên toà, các quy định đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tranh tụng, nâng cao vai trò của các chủ thể của HĐXX, đảm bảo tạo điều kiện cho sự tham gia của các chủ thể liên quan.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thủ tục bắt đầu phiên toà cũng cần phải thực hiện đồng bộ các yếu tố như đảm bảo việc thực hiện các thủ tục, nguyên tắc xét xử được quy định, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, KSV và nâng cao chất lượng luật sư, tạo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động xét xử, xây dựng các chế độ liên quan. Thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, những người tiến hành tố tụng, hạn chế những bất cập trong những quy định của pháp luật thực định nếu sớm được khắc phục thì chất lượng phiên toà sẽ khác nhiều so với thời gian qua.

KẾT LUẬN

Quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó phiên toà hình sự sơ thẩm là hoạt động tố tụng quan trọng nhất của giai đoạn XXST và của cả quá trình giải quyết vụ án. Đặc biệt thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm có vai trò quan trọng trong qúa trình xét xử vụ án.

Thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm là một khâu trong phiên toà hình sự sơ thẩm, là phiên họp công khai do Toà án tiến hành ở cấp xét xử thứ nhất nhằm xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ, các tài liệu của vụ án hình sự, trên cơ sở đó thực hiện các thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm là hoạt động của người bào chữa, bị cáo trong việc gỡ tội, sự tham gia của những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm nhằm bảo vệ quan điểm, lợi ích của các bên, dưới sự điều khiển, quyết định của HĐXX của toà án. Chính vì vậy, thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm có vai trò quan trọng trong quá trình xét xử, thủ tục của việc bắt đầu phiên toà có hiệu quả, suôn sẻ thì quá trình tiến hành các giai đoạn còn lại sẽ mang lại hiệu quả cao.

Phiên toà hình sự sơ thẩm là hoạt động trong TTHS đóng vai trò trung tâm, tác động, chi phối tới các hoạt động tố tụng trước nó và sau nó. Hiệu quả của phiên toà hình sự sơ thẩm chính là kết quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, góp phần thực hiện những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân và nâng cao uy tín của cơ quan tư pháp. Phiên toà hình sự sơ thẩm nói chung và thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm là nơi các nguyên tắc cơ bản của tố tụng được thể hiện đậm nét nhất như nguyên tắc Thẩm phán và HTXX hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng, nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, là nơi thể hiện nhiều nhất mức độ dân chủ, thượng tôn pháp luật.

Quy định về phiên toà hình sự sơ thẩm trong BLTTHS từng bước phát triển với tinh thần mở rộng tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49, bao gồm các nội dung chính: Quy định chung và quy định về thủ tục tiến hành phiên toà hình sự sơ thẩm. Ngoài ra, các quy định về các nguyên tắc cơ bản trong xét xử, thầm quyền, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia tố tụng, hình thức phiên toà…cũng đều là điều kiện để phiên toà có chất lượng.

Qua nghiên cứu về thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng, thấy việc thực hiện các quy định về phiên toà hình sự sơ thẩm là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn

còn tình trạng tiến hành phiên toà chưa tuân thủ triệt để các nguyên tắc và thủ tục tiến hành, việc hoãn phiên toà tuỳ tiện, nhiều bản án bị sửa thậm chí bị huỷ do vi phạm tố tụng tại toà. Ngoài ra, sự hạn chế về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, về tác phong làm việc, đạo đức và tinh thần trách nhiệm không cao của Thẩm phán, thư ký phiên toà, KSV, Luật sư cũng là những nguyên nhân dẫn đến chất lượng phiên toà chưa cao, bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.

Tác giả đã đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm tại Thành Phố Hải Phòng. Trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa pháp luật về thủ tục bắt đầu phiên toà hình sự sơ thẩm là vấn đề rất quan trọng, cần được quan tâm hơn nữa nhằm tăng cường pháp chế và bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo số 304/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân ngày 09 tháng 10 năm 2020 về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp quý IV năm 2020

2. Chỉ thị 02/CT-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015.

3. Đinh Văn Quế (1998), Bình luận án, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

4. Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học luật hình sự (phần các tội phạm) tập I, Nxb TP. HCM.

5. Đinh Văn Quế (2003), Thủ tục xét xử các vụ án hình sự, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Đỗ Minh Khôi – TS, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015) “Mối quan hệ: Trưng cầu ý dân với quyền con người, quyền công dân”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 07/2015 (92) – 2015, Trang 03-11.

7. Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (1976),

Sắc luật số 03/SL ngày 15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt, Hà Nội. 8. Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,

tr.203.

9. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư của BLTTHS, Hà Nội.

10. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS năm 2003, Hà Nội.

11. Kế hoạch Xây dựng Đề án “Tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020”; Nguồn link: https://noichinh.vn/cong-tac-tu-phap/201906/tong-ket-nghi-quyet-so-49-nqtw- cua-bo-chinh-tri-khoa-ix-ve-chien-luoc-cai-cach-tu-phap-den-nam-2020-305834/

12. Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

13. Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn TTHS”, Tạp chí kiểm sát số tết, (2), tr.26.

14. Lê Cảm (2006), Những vấn đề lý luận bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS” TAND.

15. Lê Thị Thúy Nga (2009), “Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật TTHS Việt Nam, giảng viên khoa đào tạo thẩm phán”, Học viện tư pháp; Nguồn: Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người và Hội luật sư quốc tế, Quyền con người trong quản lý tư pháp, Nxb CAND.

16. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP, ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

17. Nghị quyết số 41/2017/QH14 để thực hiện việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích cho người bị kết án, đề nghị VKSND tối cao.

18. Ngô Văn Vịnh (2014), “Bàn về khía cạnh người bị hại trong quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Nghề luật, Học viện tư pháp, (2), tr.36 - 39.

19. Nguyễn Mai Bộ (2009), “Một số vướng mắc, bất cập trong các quy định của

Một phần của tài liệu Thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)