3.1 Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Lộc Hà ảnh hƣởng tới quảnlý dự
3.1.1 Những yếu tố khách quan
3.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Lộc Hà nằm ở Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh trong khoảng 18.2318.32 độ Vĩ Bắc; 105.48105.55 độ Kinh Đông. Thị trấn Lộc Hà có vị trí hết sức thuận lợi trong quan hệ chiến lƣợc phát triển Kinh tế-Xã hội của tỉnh, cuả huyện và là đô thị vùng hạ Can Lộc cửa sông ven biển Thạch Hà, cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Tĩnh. Đồng thời còn là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế ven biển, trục văn hoá tâm linh lễ hội, du lịch nghỉ dƣỡng gắn kết trong vùng tỉnh từ bãi biển Nghi Xuân, tới bãi biển Thiên Cầm . Với vị trí đầu mối, thị trấn Lộc Hà rất thuận lợi giao lƣu kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng khác, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhanh và mạnh về mọi mặt.
- Huyện Lộc Hà có 11.830,85 ha diện tích tự nhiên và 86.213 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Ích Hậu, Phự Lƣu, Hồng Lộc, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Kim, Thạch Bằng, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ, Hộ Độ.
- Địa giới hành chính huyện Lộc Hà: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Can Lộc; phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh; phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân.
Hình 3.1 Bản đồ huyện Lộc Hà
(Nguồn: UND huyện Lộc Hà)
Huyện Lộc Hà có vị trí hết sức thuận lợi trong quan hệ chiến lƣợc phát triển Kinh tế-Xã hội của tỉnh, là đô thị cửa sông ven biển phía Đông Bắc của thành phố Hà Tĩnh. Nằm trong vùng có tầm chiến lƣợc quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hôi, QPAN của tỉnh Hà Tĩnh. Hình thành thị trấn Lộc Hà tạo ra cơ hội hết sức thuận lợi để khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai, bờ biển, cửa biển, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sự phát triển của các vùng phụ cận, nhất là của thành phố Hà Tĩnh, của việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê, xây dựng khu kinh tế Vũng áng... trong tƣơng lai gần mở ra hƣớng phát triển có tính đột phá về KT-XH của vùng hạ Can Lộc, vùng cửa biển Thạch Hà. Đô thị Lộc Hà sẽ trở thành một trong các đô thị động lực cửa biển theo cơ cấu kinh tế: du lịch, dịch vụ, TTCN nghề truyền thống và nông nghiệp hàng hoá hiện đại và bền vững của tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo hƣớng nâng cấp đô thị Lộc Hà từ loại 5 sớm trở thành đô thị loại 4 giai đoạn 2020-2025.
Comment [PT1]: Phân biệt hình và bảng, đánh số lại theo số chƣơng
Với lợi thế về vị trí tƣơng đối thuận lợi để giao lƣu với các trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt với thị xã Hồng Lĩnh, vùng du lịch biển Nghi Xuân về phía Bắc và vùng du lịch biển Thiên Cầm, khu kinh tế Vũng áng về phía Nam, cửa khẩu cầu Treo về phía Tây TP Hà Tĩnh, qua đó có thể tiếp cận nhanh chóng với thị trƣờng khu vực phía Bắc, đồng bằng Bắc bộ và các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, các trục giao lƣu này sẽ có điều kiện để phát triển trở thành các trục kinh tế của huyện.
Có các tài nguyên thiên nhiên nhƣ tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên nƣớc (cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm), để phát triển sản xuất nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả làm nguyên liệu tại chỗ cho phát triển ngành công nghiệp chế biến. Có tài nguyên khoáng sản, các loại đất đá, cát có thể khai thác phát triển công nghiệp địa phƣơng và sản xuất vật liệu xây dựng.
3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Lộc Hà có tài nguyên lịch sử, văn hoá xã hội, và nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, vùng sinh thái biển và cửa sông, môi trƣờng trong lành có thể khai thác tốt về du lịch sinh thái và nhân văn .
Có nguồn nhân lực dồi dào, có kiến thức, nhiệt tình và năng động, là huyện ven biển đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng Đảng và Chính Phủ với các chính sách hỗ trợ, ƣu tiên đầu tƣ và hỗ trợ các mặt để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
Trên cơ sở tiềm năng, Lộc Hà tập trung phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề truyền thống với quy mô nhỏ là các cơ sở công nghiệp nằm ngay trong vùng nguyên liệu, làm tăng giá trị kinh tế ngƣ nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp và khai thác hiệu quả quỹ đất sản xuất. Với vị trí thuận lợi về giao thông, Lộc Hà sẽ phát triển nhanh về thƣơng mại-dịch vụ, cùng với cảnh quan và tài nguyên nhân văn đặc biệt là văn hoá, truyền thống và lối sống cƣ dân bản địa sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển rất nhanh và mạnh nếu đƣợc đầu tƣ về cơ sở hạ tầng, về cơ sở phục vụ du lịch và quảng bá du lịch.
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Lộc Hà năm 2010 và 2016. Đơn vị tính: %
TT Ngành Năm 2010 Năm 2016
1 Nông - lâm - ngƣ nghiệp 36,26 21,61
2 Công nghiệp - XD 38,77 47
3 Thƣơng mại - dịch vụ 24,97 31,39
4 Tổng 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lộc Hà 2016)
3.1.1.3 Chính sách của nhà nước và của tỉnh Hà Tĩnh về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều
Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và dự án đầu tƣ xây dựng công trình đê điều ở huyện Lộc Hà nói riêng bao gồm:
Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 - quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ xây dựng;
Luật đấu thầu số 43/2013/QH 13 - quy định quản lý nhà nƣớc về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 Nghị định này áp dụng với ngƣời quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, chủ sở hữu, ngƣời quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nƣớc, nhà thầu nƣớc ngoài, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng.về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu – quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh Hà TĩBên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc, tỉnh Hà Tĩnh cũng ban hành một số chính sách, quy định hƣớng dẫn quản lý dự án đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc của tỉnh, có thể kể đến:
Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 V/v quy định mức tiết kiệm đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế
Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Ban hành quy định một số nội dung về Quản lý đầu tƣ xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban hành quy định một số nội dung về quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban hành quy định một số nội dung về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban hành quy định tạm thời trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ các dự án đầu tƣ có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 03/7/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban hành quy định trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.