3.3. Đánh giá chung về công tác quảnlý dự án đầu tƣ xây dựng công trình đê điều của
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Về công tác lập, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán
- Chất lƣợng khảo sát thiết kế chƣa tốt thể hiện là nhiều công trình có sự phát sinh lớn mà giá trị phát sinh tăng lên là do khâu khảo sát không đảm bảo.
- Chất lƣợng thiết kế của nhiều dự án còn hạn chế, chƣa có sự tham gia của các chuyên gia giỏi nghiên cứu, phân tích đánh giá;
- CĐT chƣa nghiêm túc tổ chức nghiệm thu sản phẩm tƣ vấn theo yêu cầu quy định, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức, qua loa nên để lại nhiều sai sót đã bộc lộ trong quá trình thi công, nhiều khi có những sai sót rất cơ bản mà vẫn không bị phát hiện ở công tác này;
-Việc thống nhất áp dụng các hệ thống chuẩn mực trong thiết kế chƣa nghiêm;
-Việc tổ chức thẩm định các dự án chƣa bám sát nội dung chức năng theo quy định mà mới chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra lại việc tính toán lại khối lƣợng theo thiết kế,
- Có trƣờng hợp việc thẩm định của cơ quan quản lý ngành xây dựng còn mang tính thủ tục pháp lý.
* Về quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Ngoài các quy định chung về đấu thầu hiện hành của Nhà nƣớc, tại Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 V/v quy định mức tiết kiệm đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế. Tại quy định này, các công trình áp dụng hình thức chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế áp dụng mức tiết kiệm tối thiểu trên giá dự toán đƣợc duyệt nhƣ sau: Công trình cầu và xây dựng dân dụng 3%; Công trình giao thông, thủy lợi và xây dựng khác 5%; Tƣ vấn lập dự án, thiết kế 7%; Quy hoạch 5%; rà phá bom mìn 12%. Chính sách này của Hà Tĩnh có một số điểm chƣa phù hợp.
- Quy chế đấu thầu còn kẽ hở làm nảy sinh những vấn đề phức tạp cho các bên trong quá trình quản lý thực hiện dự án. Hiện tƣợng bỏ giá thầu thấp hơn so với giá trần đã đƣợc các cấp có thẩm quyền xác định, hiện tƣợng đấu thầu mang tính chất đối phó chứ chƣa phản ánh đúng bản chất của công tác đấu thầu vẫn còn tồn tại, điều này dễ dàng nhận thấy trong hồ sơ dự thầu do mắc phải những lỗi rất cơ bản.
- Các quy định của nhà nƣớc về thời gian thực hiện và triển khai dự án phải tuỳ thuộc vào kế hoạch phân bổ vốn mà chƣa căn cứ vào khối lƣợng
thực hiện công việc nên vẫn còn hiện tƣợng chia nhỏ gói thầu để đƣợc chỉ định thầu từ đó tạo ra nhiều tiêu cực trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu.
* Về quản lý thi công xây dựng công trình
Việc lập các hợp đồng giao nhận thầu còn sơ sài, tính ràng buộc pháp lý chƣa cao, chƣa đầy đủ điều khoản cụ thể về quản lý chất lƣợng xây dựng.
* Về quản lý quá trình thanh quyết toán vốn đầu tƣ của dự án
- Chất lƣợng nghiệm thu còn hạn chế nhƣ việc bỏ qua nhiều công đoạn, nghiệm thu qua loa, khoán gọn cho nhà thầu lập thủ tục nghiệm thu… đã tập hợp các chứng từ pháp lý lỏng lẻo, thiếu chính xác nên chất lƣợng công trình không đƣợc đánh giá một cách chính xác và là cơ hội để các bên lợi dụng việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán khối lƣợng khống gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nƣớc.
-Thất thoát vốn đầu tƣ XDCB của nhà nƣớc trong khâu nghiệm thu là đáng kể và là một thiệt hại „kép‟ vì chính khâu nghiệm thu không chính xác nhà thầu thu lợi bất chính một khoản tiền. Ví dụ Số liệu cắt giảm nghiệm thu thanh toán tại Quyết định số 27/QĐ-SXD ngày 26/2/2014 đã cắt giảm số tiền 420 triệu đồng do nghiệm thu quá khối lƣợng các công trình.
- Chƣa thực hiện thanh toán theo dự toán, hợp đồng nhằm khuyến khích tiến độ thực hiện dự án nên dẫn đến sự đầu tƣ dàn trải không tập trung và kém hiệu quả.
- Có trƣờng hợp việc nghiệm thu khối lƣợng khống để giữ kế hoạch vốn, không ít CĐT đã thông đồng ký hợp thức các chứng từ.
- Việc chậm quyết toán đã gây những khó khăn cho CĐT: CĐT trở thành con nợ của các nhà thầu và đến lƣợt mình nhà thầu là con nợ của các đơn vị cung ứng vật liệu và ngân hàng. Trả lãi ngân hàng thì lợi nhuận của nhà thầu sẽ bị ảnh hƣởng, phải chăng có sự thất thoát nào đó sẽ đƣợc hình thành trong quá trình quản lý lỏng lẻo hiện nay và điều đó có thể lý giải cho việc chất lƣợng các công trình mau xuống cấp.
- Khối lƣợng tài liệu, hồ sơ hoàn thành công trình để phục vụ báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ theo quy định là rất lớn, phải lập thành nhiều bộ là một trong các nguyên nhân của chất lƣợng hồ sơ hoàn công thiếu chính xác, ngoài ra
việc không thực hiện nghiêm công tác nghiệm thu hoàn thành công việc theo quy định nên chất lƣợng hồ sơ hoàn công cũng rất hạn chế.
* Về kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án
- Chức năng giám sát, kiểm tra trong đầu tƣ xây dựng của BQL dự án còn tồn tại. Ban QLDA chƣa thực hiện nghiêm túc giám sát hiện trƣờng về trình tự thi công và quy trình quy phạm; chƣa quán triệt quan điểm “phòng ngừa sự cố hơn là khắc phục sự cố” để loại trừ các sai phạm kỹ thuật, bảo đảm chất lƣợng công trình theo yêu cầu, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện tốt công tác giám sát - nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp có thể sớm phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung thiết kế cho phù hợp điều kiện thực tế của hiện trƣờng, chỉnh lý các tài liệu thiết kế trong trƣờng hợp có sai sót.
- Việc giám sát hiện trƣờng đều thuê các tổ chức tƣ vấn giám sát thực hiện nên vấn đề chất lƣợng công trình hầu nhƣ khoán trắng cho đơn vị giám sát.
- Trình độ CĐT trong việc xử lý các mối quan hệ giữa CĐT với thiết kế, CĐT với nhà thầu (A-B) và xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống nẩy sinh trong quá trình quản lý, thực hiện dự án, hạn chế lãng phí, chậm tiến độ.
- Chƣa có quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi giám sát, nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình nên chất lƣợng hạn chế. Nếu có quy định thì việc triển khai thực hiện chƣa đƣợc nghiêm khắc nên tổ chức, cá nhân đƣợc giao trách nhiệm luôn có thái độ “dĩ hoà vi quý” để đƣợc nhà thầu có sự quan tâm.
Nguyên nhân của hạn chế
Một là, Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn thiếu hoặc chƣa cập nhật kịp thời với tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nên nhiều lúc vẫn còn sử dụng các định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ, lạc hậu.
Hai là, việc phối hợp của các cơ quan chuyên môn với CĐT còn hạn chế, cho nên hiện tại nhiều dự án còn bộc lộ những tồn tại của CĐT xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tƣ. Ví dụ: Do năng lực còn hạn chế nên trong công tác xây dựng, trình hồ sơ của Ban QLDA chất lƣợng chƣa cao, công tác
thẩm định của phòng Tài chính kế hoạch chƣa phát hiện đƣợc hết các sai sót để tham mƣu chính xác cho Chủ đầu tƣ.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và thẩm định thiết kế- dự toán chƣa đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng bằng những chế tài về pháp luật- kinh tế. Chƣa có cơ chế bảo hành sản phẩm thiết kế và cơ chế thƣởng phạt vật chất hoặc có các chế tài xử phạt ở mức cao hơn đối với nhà thiết kế nhằm nâng cao trách nhiệm;
Ba là, CĐT và BQL dự án thiếu năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức để thẩm định, khắc phục những sai sót của hồ sơ, thƣờng có tƣ tƣởng khoán trắng cho tƣ vấn, thẩm định trong khi trên thực tế trách nhiệm của các tổ chức tƣ vấn, thẩm định là không lớn nên không đáp ứng đƣợc sự kỳ vọng của CĐT; Sản phẩm thiết kế có nhiều sai lệch so với thực tế triển khai do khâu chuẩn bị đầu tƣ không thực hiện nghiêm, có những công trình phƣơng án thi công và mức đầu tƣ không khả thi;
- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác lập kế hoạch, công tác thẩm định dự án còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của Ban Quản lý dự án, điều này xuất phát từ công tác tổ chức cán bộ chƣa thực hiện nghiêm, nhiều lúc vì nể nang cấp trên hoặc vì các mối quan hệ cá nhân nào đó để tuyển ngƣời mà chƣa căn cứ vào đòi hỏi công việc, chƣa thực sự là “vì công việc để tuyển ngƣời”.
CHƢƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐÊ ĐIỀU TẠI HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH