CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối trong hoạt động cho vay KHCN
4.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra kiểm soát là một công tác quan trọng nhằm đánh giá tình hình tín dụng nói chung và chất lƣợng tín dụng nói riêng. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro, mỗi chi nhánh cần phải có một phòng ban hoặc một nhóm cán bộ nhân viên làm công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp xử lí kịp thời. Công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng chi nhánh cần tiến hành theo các bƣớc sau:
- Kiểm tra, phát hiện những bất hợp lý của nghiệp vụ tín dụng trƣớc khi tiến hành cung cấp tín dụng thông qua việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
- Giám sát quá trình thực hiện, hạn chế xảy ra những sai sót nhầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra, để phòng tránh thiệt hại, rủi ro tín dụng thông qua việc kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yêu tố chứng từ, sự khớp đúng giữa các giấy tờ…
- Kiểm tra nghiệp vụ sau khi đã hoàn thành nhằm phát hiện sai sót, bất thƣờng trong nghiệp vụ nhƣ kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phƣơng án, kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay.
Chi nhánh cần thiết lập một nhóm cán bộ có năng lực đánh giá hoạt động tín dụng ở cả hai phía ngân hàng và khách hàng cũng nhƣ không liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ làm bộ phận này với các nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc làm của CBTD và cán bộ lãnh đạo nhằm giúp cho họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và theo đúng pháp luật.
- Tăng cƣờng chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, xây dựng kế hoạch kiểm tra theo từng tháng, quý trên tất cả các mặt nghiệp vụ theo đề cƣơng kiểm tra của HDBank Việt Nam và chƣơng trình kiểm tra của Giám đốc HDBank Hà Nội, trong đó tập trung chú trọng vào việc kiểm tra chấp hành chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng, kế toán ngân quỹ để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai sót, tiêu cực có thể phát sinh.
- Giải quyết đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của khách hàng và của cán bộ công nhân viên. Để phát huy đƣợc công tác kiểm soát nội bộ, cần hoàn hiện hệ thống kế toán nhƣ xây dựng hệ thống báo cáo kế toán bộ phận, báo cáo kế toán hợp nhất… và công nghệ hỗ trợ để liên kết các thông tin thu thập đƣợc giúp việc kiểm soát nội bộ dễ dàng, nhanh hơn.