Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội (Trang 40)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

2.1.2. Phương pháp so sánh

Là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Các tiêu chuẩn so sánh mà luận văn đã sử dụng:

- So sánh kết quả kinh doanh qua các năm ở các chỉ tiêu nhƣ dƣ nợ, cho vay trung và dài ha ̣n , tỷ lệ nợ quá hạn nợ xấu qua các năm , hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu lợi nhuận…

2.1.3. Phương pháp tính toán, phân tích số liệu

- Xử lý, tính toán, so sánh, phân tích sự biến động của số liệu thống kê theo thời gian: Sàng lọc số liệu thu thập đƣợc từ báo cáo thƣờng niên của HDBank Hà Nội sau đó tiến hành tính toán phân tích số liệu.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu thu thập đƣợc trong báo cáo thƣờng niên của HDBank Hà Nội để phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, chất lƣợng tín dụng tại HDBank Hà Nội.

Ý nghĩa: Phƣơng pháp phân tích là phƣơng pháp rất quan trọng, có thể nói kết quả phân tích sẽ thể hiện đƣợc toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài , vấn đề thực trạng, hạn chế của hoạt động cho vay tại HDBank Hà Nội . Từ đó đề xuất ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiê ̣n công tác thẩm đi ̣nh tài chính dƣ̣ á n trong hoa ̣t đô ̣ng cho vay ta ̣i HDBank Hà Nội.

2.2. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Nguồn thu thập dữ liệu

Do việc nghiên cứu đề tài chỉ trong phạm vi chi nhánh, các thông tin không đƣợc công bố rộng rãi trên mạng thông tin nhƣ quy mô toàn hệ thống. Do vậy để đánh giá đƣợc tình hình phát triển tín dụng của HDBank Hà Nội, việc thu thập số liệu chỉ đƣợc lấy từ các Báo cáo thƣờng niên của chi nhánh, nhằm thống kê các chỉ tiêu cần đánh giá, qua đó so sánh giữa các chỉ tiêu, đại lƣợng. Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm các thông tin về kế hoạch kinh doanh, định hƣớng phát triển của chi nhánh thông qua các cuộc họp.

Với các kênh cung cấp thông tin trên, tác giả có thể thu thập đƣợc dữ liệu, số liệu. Thêm vào đó, các báo cáo tài chính năm, báo cáo thƣờng niên đều đƣợc kiểm toán, kiểm soát bởi Trụ sở chính nên đảm bảo đƣợc độ tin cậy, trung thực của thông tin.

2.2.2. Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc, luận văn sẽ đƣợc vận dụng theo quy trình nghiên cứu nhƣ Sơ đồ 2.1 để phân tích tình hình phát triển tín dụng tại HDBank Hà Nội. Từ đó, đánh giá kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế của vấn đề, đi tìm nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại HDBank Hà Nội. Quy trình nghiên cứu của luận văn đƣợc thực hiện theo trình tự nhƣ hình sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

2.2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Luận văn đƣợc nghiên cứu tại HDBank Hà Nội có trụ sở tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

- Thời gian thực hiện luận văn: Luận văn đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn 2013 – 2015 về tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank Hà Nội.

B

ƣớ

c 1

 Tổng quan tình hình nghiên cứu chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN

 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN

B ƣớ c 2 B ƣớ c 3

 Thu thấp số liệu về tình hình kinh doanh, cho vay KHCN tại HDBank Hà Nội

 Đánh giá tình hình cho vay KHCN thông qua các chỉ tiêu

 Đánh giá chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN thông qua các chỉ tiêu

 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI HDBANK HÀ NỘI

3.1. Giới thiệu chung về HDBank

HDBank là một trong 10 Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam, với 25 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và đang vƣơn mình ra thế giới, HDBank có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng về dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tƣ. HDBank đã hoàn thiện mô hình điểm giao dịch hiện đại, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện với thông điệp "Cam kết lợi ích cao nhất" cho khách hàng và cộng đồng xã hội.

Năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ là 8.100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 6.000 ngƣời; mạng lƣới hoạt động với hơn 220 điểm giao dịch ngân hàng, trên 3.000 điểm giao dịch tài chính trên khắp cả nƣớc và đang xúc tiến mở các chi nhánh tại nƣớc ngoài. Trên thị trƣờng quốc tế, HDBank đã thiết lập quan hệ với hơn 300 ngân hàng, chi nhánh tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Với sự phát triển bền vững, HDBank đã nhận đƣợc nhiều bằng khen, giải thƣởng do các tổ chức uy tín trong và ngoài nƣớc, nhiều năm liền nhận giải thƣởng “Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất” do Tạp chí uy tín Asiamoney, Euro Money trao tặng

HDBank đang không ngừng lớn mạnh, phát triển toàn diện và vƣơn lên tầm thế giới.

Đến tháng 7 năm 2015, HDBank có hơn 220 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc nhƣ TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Lào Cai, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang...

3.2. Quá trình hình thành và phát triển của HDBank Hà Nội

HDBank Hà Nội là là đơn vị hạch toán phụ thuộc của HDBank đƣợc thành lập theo Quyết định số 1300/QĐ-NHNN ngày 26/7/2006 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam có con dấu và có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động theo quy định. Hiện tại HDBank Hà Nội đặt trụ sở tại Đơn nguyên I, nhà 2C, khu Đoàn Ngoại giao Vạn Phúc, Phƣờng Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội. Đến hết 31/12/2015 toàn chi nhánh có trên 200 cán bộ công nhân viên. Trải qua 10 năm hoạt động, với những thuận lợi nhất định, HDBank Hà Nội đã đạt đƣợc một số kết quả tƣơng đối khích lệ:

Lực lƣợng lao động: Tính thời điểm hiện nay có 215 cán bộ công nhân viên, trong đó có trình độ trên đại học 20 cán bộ chiếm 9.3%, Đại học 167 cán bộ, chiếm tỷ lệ 77,7%, cán bộ có trình độ trung cấp 27 cán bộ, chiếm tỷ lệ 13%.

Cơ sở vật chất: Trụ sở giao dịch tại trung tâm và các Phòng giao dịch đƣợc xây dựng khang trang, kiến trúc hiện đại, đƣợc đặt tại các tụ điểm dân cƣ tiện ích trong giao dịch. Hạ tầng và trang thiết bị đƣợc hiện đại hoá theo mô hình ngân hàng hiện đại: Hệ thống đƣờng truyền, phần mềm hạch toán, hệ thống máy tính, máy ATM … đảm bảo hoạt động thông suốt.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính: Hàng năm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với ngành và Nhà nƣớc. Thực hiện tốt Chính sách thuế Nhà nƣớc.

Thực hiện Chính sách đối ngƣời lao động: Tạo đủ việc làm cho ngƣời lao động, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với ngƣời lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần ngƣời lao động trong khuôn khổ chế độ quy định, đời sống ngƣời lao động ngày càng đƣợc cải thiện.

Thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc, ngành: Đơn vị đã chấp hành nghiêm Chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc, quy định của ngành, đã xây dựng hành động và phổ biến quán triệt sâu rộng Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nƣớc về “nhóm giải pháp tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”. Chấp hành nghiêm trần lãi suất huy động, giảm lãi suất tiền vay, khuyến mại huy động dự thƣởng theo đúng quy định của pháp luật,

hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất… đã góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Hiện đại hoá trang thiết bị: Hệ thống máy tính, đƣờng truyền, máy ATM …., ứng dụng và khai thác hiệu quả chƣơng trình hạch toán IPCAS, đảm bảo hạch toán chính xác thông suốt ở mọi thời điểm, giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi cho khách hàng.

3.3. Quy trình cấp tín dụng đối với Khách hàng cá nhân tại HDBank

- Tại Phòng KHCN thuộc Chi nhánh, chuyên viên QHKH chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm KH, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh, chuyển hồ sơ tài sản lên bộ phận định giá TSBĐ thuộc Phòng KHCN của chi nhánh, Sau đó gửi toàn bộ hồ sơ lên Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân Khối Thẩm định tín dụng.

- Tại Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin KH, trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định KH. Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu Ngân hàng tra cứu CIC, nếu KH không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu KH đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trƣờng hợp vƣợt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

- Tại Trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ KH đƣợc phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện soạn thảo hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ, hợp đồng thế chấp, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ về chi nhánh, tại đây có một tổ hỗ trợ kinh doanh chuyên hỗ trợ việc ký hồ sơ, đăng kí giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho KH. Trƣờng hợp hồ sơ vƣợt quá thẩm quyền phê duyệt của Phòng thẩm định tín dụng cá nhân thì chuyển tiếp lên Hội đồng phê duyệt tín dụng để xem xét.

- Tại Phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát vay cho KH, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ của KH. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp KH để thông báo nhắc nợ, nếu KH vẫn chây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.

3.4. Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại HDBank Hà Nội

3.4.1. Các sản phẩm cho vay KHCN tại HDBank Hà Nội hiện nay

Các sản phẩm cho vay KHCN tại HDBank hiện nay gồm có: a. Cho vay bổ sung vốn lƣu động

Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lƣu động thƣờng xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính) trong ngắn hạn với mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

b. Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp

Là sản phẩm dành cho tất cả các khách hàng có nhu cầu và có điều kiện trả nợ dần trong thời hạn vay. Điều kiện đối với khách hàng là có thu nhập thƣờng xuyên và có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ theo phân kỳ trả nợ trong thời hạn vay.

c. Cho vay góp vốn phục vụ sản xuất kinh doanh

Là Sản phẩm Cho vay góp vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cung ứng giải pháp tài chính đắc lực và kịp thời cho khách hàng với số tiền vay đến 03 tỷ đồng, thời gian vay tối đa 36 tháng và tài sản bảo đảm: bất động sản.

d. Cho vay bất động sản

Là sản phẩm cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cƣ: Là sản phẩm dành cho các khách hàng có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng với mức cho vay tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà trong thời hạn cho vay không quá 15 năm.

e. Cho vay mua xe ô tô

Là sản phẩm dành cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua ô tô, xe máy hay các loại phƣơng tiện đi lại khác với mức cho vay không quá 85% tổng chi phí áp dụng cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

f. Cho vay tiêu dùng không/có tài sản bảo đảm

Là sản phẩm dành cho các khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt nhƣ mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình với mức cho vay tối đa 80% chi phí trong tối đa 60 tháng.

3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Hà Nội 2013 - 2015

Mọi hoạt động kinh doanh đều hƣớng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận và lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động của các tổ chức kinh tế. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh cho vay... nên trong những năm qua HDBank Hà Nội đã đạt đƣợc những thành quả đáng ghi nhận.

- Tổng nguồn vốn (cả ngoại tệ quy đổi) đến 31/12/2015: 1,624,166 tỷ đồng. + So với 31/12/2013: Tăng 257,068 tỷ đồng (Năm 2013 tổng nguồn là 1,367,098 tỷ đồng).

+ So với 31/12/2014: Tăng 120,003 tỷ đồng (Năm 2014 tổng nguồn là 1,504,163 tỷ đồng).

Bất cứ một ngân hàng nào, chiến lƣợc huy động vốn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và hết sức cần thiết, nó khẳng định khả năng của một ngân hàng trong cơ chế thị trƣờng thực hiện phƣơng châm „đi vay để cho vay‟ và tập trung vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Vì huy động vốn là nhằm giải quyết “đầu vào” tạo nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng đồng thời nguồn vốn cũng là điểm khởi đầu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Cho nên ngân hàng phải tính toán sao cho lƣợng vốn huy động phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong năm, tránh tình trạng thừa vốn, ứ đọng vốn và thiếu vốn.

HDBank Hà Nội luôn coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, ƣu tiên hàng đầu và xuyên suốt. Ngay từ đầu năm căn cứ vào định hƣớng của HDBank Hà Nội, HDBank Việt Nam, căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội của địa phƣơng, những thuận lợi khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn và thực tế hoạt động kinh doanh qua các năm, HDBank Hà Nội đã xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)