Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối trong hoạt động cho vay KHCN

4.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Việc xây dựng đƣợc chính sách tín dụng đúng đắn là nền tảng của việc quản lý danh mục cho vay lành mạnh và là phƣơng tiện số 1 để hƣớng dẫn các hoạt động cho vay đi một cách nhất quán với định hƣớng chiến lƣợc của ngân hàng.

Thông qua đó, có thể xác định đƣợc mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và vạch ra các chuẩn mực trong cơ cấu danh mục cho vay, các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng thận trọng, thẩm quyền phê duyệt tín dụng cá nhân và quản lý tập trung.

Chính sách tín dụng phải đƣợc viết thành văn bản và đƣợc Giám đốc phê duyệt, trên cơ sở:

- Cần rõ ràng và không quá hạn chế.

- Chỉ rõ trách nhiệm của những cán bộ tham gia vào quy trình cho vay.

- Phải đƣợc xem xét lại theo định kỳ và chỉnh sửa cho phù hợp với những thay đổi bên ngoài và nội tại ngân hàng.

- Cần đƣợc công bố và truyền đạt rõ ràng tới cấp quản lý và CBTD.

- Phải xác định đƣợc một quy trình cho các trƣờng hợp ngoại lệ.

- Phải đƣợc hỗ trợ bởi quy trình, quy chế cụ thể và chi tiết.

4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn để nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHCN

Tạo nguồn vốn là tiền đề của hoạt động tín dụng ngân hàng. Thực tế có rất nhiều khách hàng là cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn để mua sắm, đổi mới máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cũng nhƣ có nhu cầu vốn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ nhƣ sửa chữa, xây dựng nhà, mua phƣơng tiện phục vụ đi lại...Nhƣng nghịch lý của vấn đề này là hiện nay nguồn vốn này đang bị hạn chế đầu tƣ chiều sâu, phải sử dụng phần lớn nguồn vốn lƣu động để cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn tiền nhàn rỗi còn tiềm ẩn trong các tầng lớp dân cƣ và tổ chức kinh tế còn rất lớn nhƣng chƣa có biện pháp để chuyển dịch cơ cấu huy động vốn. Do đó, HDBank Hà Nội cần đa dạng hóa hình thức huy động vốn để đạt đƣợc cơ cấu nguồn vốn hợp lý và tìm cách thu hút khách hàng đến gửi tiền nhằm tạo ra nguồn vốn ổn định với chi phí thấp.

a. Huy động từ dân cư

Tiền gửi từ dân cƣ đƣợc xem là nguồn ổn định nhất - cơ sở để NHTM quy định tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ cho vay và là nguồn có thời hạn tƣơng đối dài - tiền đề để NHTM cho vay trung và dài hạn. Trong khi đó, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thƣờng không ổn định và rất ngắn do sự di chuyển liên tục của dòng tiền và việc sử dụng thƣờng xuyên vốn.

HDBank Hà Nộicần khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ bằng cách: - Đa dạng hoá các loại hình tiền gửi tiết kiệm: tiết kiệm hƣu trí, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm mua nhà… với nhiều kỳ hạn, mức lãi suất hấp dẫn kèm theo những hình thức hấp dẫn đối với khách hàng nhƣ quay số dự thƣởng… Bên cạnh đó, chi nhánh cần tích cực giới thiệu và hƣớng dẫn các khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi một cách thuận tiện và an toàn, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập cao và ổn định.

- Tiếp tục triển khai mở thêm các điểm giao dịch gần khu dân cƣ, thuận tiện cho việc đi lại và gửi tiền của ngƣời dân. Hiện nay, HDBank Hà Nội mới chỉ triển

khai đƣợc 10 phòng giao dịch và trong thời gian tới, để khai thác và mở rộng thị trƣờng phục vụ của mình, chi nhánh cần mở rộng thêm các địa điểm giao dịch.

Để áp dụng đƣợc nhóm giải pháp huy động tiền vốn trên, chi nhánh cần phải có cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp, tác phong giao dịch nghiêm túc, văn minh, hƣớng dẫn khách hàng chu đáo, tận tình cũng nhƣ nền tảng cơ sở hạ tầng, công nghệ đảm bảo để thực hiện trơn tru, an toàn, nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ phong phú và chuyên biệt cho các nhóm khách hàng khác nhau.

b. Huy động từ các tổ chức kinh tế

Thông qua giao dịch và củng cố mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh có thể huy động đƣợc nguồn vốn lớn, uy tín và chi phí thấp. Do khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, lƣu thông, dịch vụ nên mục đích chính là đƣợc sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Vì vậy với loại hình này cần phải có những biện pháp sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để các doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi một cách linh hoạt, đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp để chi trả phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Làm tốt công tác thanh toán, duy trì và mở rộng dịch vụ thu hộ ngân sách Nhà nƣớc, kết nối thanh toán với khách hàng nhằm tăng trƣởng nguồn vốn trong thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)