Sự quan tâm của lãnh đạo trung tâm và lãnh đạo cấp trên/ngành đối với hoạt động công tác xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 60 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Sự quan tâm của lãnh đạo trung tâm và lãnh đạo cấp trên/ngành đối với hoạt động công tác xã hộ

với hoạt động công tác xã hội

Người tâm thần là một đối tượng đặc biệt, do đó yếu tố năng lực quản lý của cơ sở trợ giúp xã hội sẽ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dịch vụ công tác xã hội cung cấp đối với người tâm thần.

Để có thể vận hành được tổ chức tốt, cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho người tâm thần, những người quản lý cơ sở trợ giúp xã hội phải nắm được những kỹ năng và kiến thức quản lý tổng quát. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chăm sóc người tâm thần – đối tượng đặc biệt trong nhóm người yếu thế, nhà quản lý cần nắm vững những kiến thức về sức khỏe tâm thần và công tác xã hội.

Do đó, nhà quản lý trong lĩnh vực này cần có năng lực, trình độ chuyên môn ở cả ba khía cạnh, đó là: chuyên môn về quản lý, chuyên môn về công tác xã hội và chuyên môn về sức khỏe tâm thần. Đây là yếu tố tích cực, đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần nói riêng. Ngược lại, nếu năng lực nhà quản lý chưa được đảm bảo về kiến thức công tác xã hội đối với người tâm thần sẽ rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quản lý, và hoạt động cung cấp dịch vụ cho người tâm thần cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Nhà nước ta trong những năm qua đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng yếu thế trong cộng đồng, đặc biệt là các nhóm đối tượng đặc thù trong đó có người tâm thần: Đề án 32, Đề án 1215, Nghị định 136…, tuy nhiên các chính sách xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí còn có những bất cập nhất định.

– Một là, chưa có tiêu chí lựa chọn người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội kết hợp với phục hồi chức năng tại cộng đồng theo một quy trình liên thông.

– Hai là, thiếu cán bộ và chưa có quy trình hỗ trợ chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội giúp ngăn ngừa, can thiệp sớm những người rối nhiễu tâm trí, người bệnh tâm thần tại cộng đồng.

– Ba là, chưa có sự phối hợp, gắn kết tạo thành mạng lưới hỗ trợ giữa cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và ngành Y tế tại địa phương. – Bốn là, chưa có tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, nhà xã hội để trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tại cộng đồng. – Năm là, chưa đáp ứng đủ số thuốc điều trị tại cộng đồng.

– Sáu là, cơ chế, chính sách trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và gia đình chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đời sống hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w