7. Kết cấu của luận văn
3.3. Giải pháp 4: Đề xuất xây dựng các chính sách để huy động nguồn tài chính cho công tác trợ giúp người tâm thần; đào tạo cán bộ về lĩnh vực
chính cho công tác trợ giúp người tâm thần; đào tạo cán bộ về lĩnh vực tâm thần, về CTXH
Cơ sở đề xuất:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Sức khỏe tâm thần, rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về sức khỏe tâm thần. Xây dựng các chính sách và chiến lược đề huy động nguồn tài chính cho công tác phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị, phục hồi chức năng và các hoạt động công tác xã hội cho người tâm thần, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở Bảo trợ xã hội.
Đảm bảo nguồn lực: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo bảo đảm các nguồn lực cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần, đồng thời cần huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trong đó có nguồn lực bảo đảm cho các cơ sở Bảo trợ xã hội xây dựng và thực thi chính sách trợ giúp người tâm thần.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần chủ động tìm nguồn lực từ ngân sách trung ương, địa phương; huy động nguồn lực của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trên cơ sở triển khai chủ trương xã hội hóa tìm kiếm các nguồn lực, tang cường cấp kinh phí và trang bị cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động công tác xã hội: hoạt động trị liệu, phục hồi chức năng, kết nối dịch vụ cho người tâm thần ngày càng hiệu qủa.
Về phía đơn vị cần tang cường công tác tuyên truyền, kết nối dịch vụ huy động nguồn kinh phí tài trợ, ủng hộ tổ chức các hoạt động công tác xã hội trợ giúp người tâm thần có them cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.
Nội dung giải pháp:
Cách thức và nguồn lực thực hiện:
- Chú trọng việc lồng ghép, phối hợp chương trình sức khỏe tâm thần với các chương trình liên quan, như các chương trình về người khuyết tật, phục hồi chức năng, phòng, chống bệnh không lây nhiễm, phòng, chống tội phạm,
phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm…. Tăng cường ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch hợp tác giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về bảo vệ, nâng cao sức khỏe tâm thần, phòng chống các rối loạn tâm thần.
Xây dựng các chính sách để đảm bảo nguồn tài chính cho công tác phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc xã hội cho các rối loạn tâm thần, đặc biệt tập trung vào y tế cơ sở
Xây dựng chính sách và giải pháp để huy động và khuyến khích các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức tư nhân tham gia thực hiện chiến lược.
Huy động nguồn lực cho chương trình sức khỏe tâm thần từ các nguồn của trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong, ngoài nước và nhân dân để bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược, trong đó xác định nguồn đầu tư từ ngân sách là chính, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người bệnh rối loạn tâm thần. Khuyến khích các địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần, phòng chống các rối loạn tâm thần và khuyến khích thành lập quỹ hợp pháp cho sức khỏe tâm thần.
- Phát huy tính chủ động quốc gia trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, bảo đảm các dự án phải theo đúng nội dung chiến lược.
STT TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
chất tại Trung tâm 92 92 2 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản
lý, nhân viên trung tâm về công tác chăm
sóc, trợ giúp người bệnh tâm thần 67 67 3 Nâng cao năng lực, kỹ năng nghề
nghiệp của cán bộ, nhân viên trong Trung
tâm 75 75
4 Mở rộng các dịch vụ chăm sóc, trợ
giúp đối với người tâm thần 59 59
5 Kết nối, huy động thêm các nguồn
lực trong trợ giúp người bệnh tâm thần 72 72 6 Nâng cao tính tích cực của người
bệnh trong tham gia các hoạt động tại trung
tâm 53 53
KẾT LUẬN
Công tác xã hội là một ngành nghề, một môn khoa học rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong định hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam “ Công Bằng- Dân Chủ- Văn Minh” thì việc xây dựng phát triển một ngành Công tác xã hội chuyên nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng.
Trong bối cảnh xã hội việt Nam hiện nay khi mà ngành Công tác xã hội chưa phát triển thì chúng ta những nhân viên Công tác xã hội cần phải trau dồi các kỹ năng, phương pháp chuyên môn của ngành và hơn thế nữa cần phải coi trọng đạo đức nghề nghiệp, để đón đầu sự phát triển của ngành.
Mỗi chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với những người có hoàn cảnh bất hạnh, tất cả cần được sự quan tâm giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của toàn xã hội chứ không riêng gì cơ quan hay cá nhân nào
Người tâm thần là người bị mất hoặc suy giảm về thần kinh tâm thần, trí tuệ, rối loạn các hành vi và các kỹ năng sống khiến họ gặp khó khăn, hạn chế
về tham gia các hoạt động cộng đồng, học tập, giao tiếp, ngoài ra họ có những đặc điểm tâm lý khác biệt và gặp nhiều rào cản hơn so với những nhóm yếu thế khác trong xã hội... Mặc dù vậy, họ cũng có những thế mạnh, nhu cầu, ước mơ như mọi người bình thường. Bởi vậy, sự tham gia tư vấn, tham vấn, hỗ trợ của nhân viên CTXH sẽ góp phần tạo dựng niềm tin, mở ra nhiều cơ hội mới cho người tâm thần.
Mặc dù Việt Nam chưa có chính sách riêng về chăm sóc sức khỏe tâm thần, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ người tâm thần nhưng vẫn còn những vấn đề mà người tâm thần đang gặp phải vẫn là sự kỳ thị và phân biệt đối xử, số đông người tâm thần chưa biết hoặc chưa có điều kiện, khả năng tiếp cận, hiểu biết về những chính sách ưu đãi dành cho họ, điều đó đã dẫn đến khả năng hòa nhập và phát triển của người tâm thần bị hạn chế. Mặt khác, người tâm thần thuộc nhóm yếu thế do sự suy giảm về thần kinh tâm thần, trí tuệ, rối loạn các hành vi và các kỹ năng sống.
Từ thực tế này, sự tham gia của nhân viên CTXH sẽ giúp người tâm thần tiếp cận với các nguồn lực, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để người tâm thần trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, có cơ hội được lao động, học tập như những người bình thường. Nhân viên CTXH sẽ tham vấn cho người tâm thần có điều kiện tiếp cận để được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, làm việc, trợ giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt được các quyền của họ theo quy định của Pháp luật...
Nhân viên CTXH cũng có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong tiến trình tạo ra sự thay đổi tích cực đối với đời sống của người tâm thần, thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để người tâm thần dễ dàng hòa nhập xã hội. NVCTXH còn là người tư vấn, giới thiệu những chính sách an sinh xã hội mà người tâm thần được hưởng như
miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, tiếp cận dễ dàng hơn với các công trình, phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và tham gia đào tạo kỹ năng sống, tổ chức các dịch vụ nâng cao khả năng sống độc lập của người tâm thần.
Công tác xã hội chuyên nghiệp đã và đang phát triển ở Việt Nam trong nhiều năm nay. Tiến trình này diễn ra khá chậm nhưng trong những năm gần đây đã có những bước tiến quan trọng được tiến hành qua việc ban hành Luật NKT (năm 2010), định hướng phát triển xã hội đến năm 2020 và đề án phát triển nghề CTXH, CTXH với người tâm thần, phê chuẩn chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự ủng hộ, vào cuộc từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các Bộ ban ngành khác và các Trường đại học cũng như các tổ chức khác là bằng chứng về sự thừa nhận rộng rãi công tác xã hội chuyên nghiệp cần được đặt trên một nền tảng vững chắc hơn và sự phát triển lớn mạnh của nghề này. Các nhu cầu của xã hội Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế này là thời điểm tốt làm thúc đẩy CTXH nhằm giải quyết nhiều vấn đề xã hội nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế. Mức độ phát triển đã được đề xuất cho thập kỷ tới là khả thi, tuy nhiên công tác này nó đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức rất lớn cần phải có rất nhiều sự hỗ trợ cũng như hành động từ phía những cơ quan tổ chức liên quan. Mặt khác, đội ngũ nhân viên CTXH cũng cần có những kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, giữ vững những giá trị nghề và phải có sự linh hoạt cần thiết trong hoạt động thực tiễn. Mong rằng điều này sẽ được thực hiện và như thế Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ đội ngũ cán bộ CTXH được đào tạo chuyên nghiệp, đây là yếu tố trọng tâm trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội.
Trong thời gian qua công tác xã hội với người tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai đã được hình thành. Tuy nhiên, công tác xã hội với người tâm thần chưa được thực hiện chuyên nghiệp, vì vậy tác giả đã lựa
chọn đề tài “Công tác xã hội với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai” thong qua nghiên cứu đề tài này, tác giả đã:
Xây dựng được khái niệm về công tác xã hội đối với người tâm thần, đưa ra các nhu cầu của người tâm thần, các hoạt động trợ giúp người tâm thần: hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hoạt động tham vấn trị liệu, phục hồi chức năng
Đề tài cũng xây dựng được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với người tâm thần là:
Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng để tác giả nghiên cứu, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra được vài nét về địa bàn nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.
Trong phần thực trạng công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Đồng Nai, đề tài đã làm rõ thực trạng của các hoạt động: hoạt động
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động công tác xã hội với người tâm thần tại Trung tâm cho thấy các hoạt động tuy có kết quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa phát huy hiệu quả cao như:
Với kết quả mà đề tài “Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hộ tỉnh Đồng Nai” đạt được sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn của người tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai. Hy vọng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề CTXH như hiện nay thì tất cả các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội sẽ được quan tâm, trợ giúp nhằm hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội.