Biểu hiện của các yếu tố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 84 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.1. Biểu hiện của các yếu tố

Y u t thu c ế ố v b n thân ngề ả ười tâm th nầ

- Số lượng đối tượng xã hội được tiếp nhận vào Trung tâm Công tác xã hội quá đông, cơ sở vật chất thiếu thốn, chật hẹp nên gây căng thẳng, áp lực, mâu thuẫn cho người bệnh tâm thần

- Với môi trường ở Trung tâm công tác xã hội tỉnh Đồng Nai, người bệnh tâm thần ở đây được tiếp xúc với rất nhiều cá nhân, tập thể đến thăm mỗi năm. Tuy mỗi người bệnh có các dạng bệnh và biểu hiện khác nhau nhưng có đặc điểm chung là tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc.

Người tâm thần là nhóm đối tượng yếu thế do có những bệnh lý về sức khỏe tâm thần, năng lực hành vi giảm sút, sự khiếm khuyết trên cơ thể, tư duy, hành động kì dị dẫn tới việc thực hiện các chức năng so với người bình thường khác nên gặp nhiều khó khăn. Chính điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động công tác xã hội với người tâm thần tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Nai.

Yếu tố ngôn ngữ, giao tiếp đã cản trở bản thân của người tâm thần, họ bị rối loạn ngôn ngữ, không thể chia sẻ để người khác biết được những khó khăn, mong đợi của họ cũng như bản than họ không thể hiểu người khác. Yếu tố tự

lập của người tâm thần được xem như ảnh hưởng rất lớn đến sự hòa nhập xã hội của người tâm thần, nếu như bản than họ không thể tự lập thì họ không thể tham gia vào các hoạt động khác, cũng gây cản trở đến những người xung quanh.

Mặc cảm, tự ti là tâm lý phổ biến ở những người tâm thần, mặc cảm làm cho họ sống khép kín, ngại giao tiếp với người xung quanh nhiều người bệnh tự kỷ chính vì thế mà họ hạn chế hoặc không tham gia vào các mối quan hệ xã hội, các hoạt động trươc đây, một số bất mãn, dễ cáu giận với mọi người xung quanh. Ngoài ra nhận thức và suy nghĩ hạn chế, tiêu cực về bản thân của người tâm thần cũng là yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động Công tác xã hội nhưng ở mức độ của nó thì ít ảnh hưởng đến hoạt động Công tác xã hội hơn.

Chính những yếu tố thuộc về đặc điểm người tâm thần có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thiết lập mối quan hệ, tiếp xúc, duy trì các hoạt động công tác xã hội trong trợ giúp người bệnh, trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là khả năng tự lập và yếu tố ít ảnh hưởng nhất là nhận thức và suy nghĩ hạn chế, tiêu cực về bản than người tâm thần. Vì thế nhân viên Công tác xã hội phải nỗ lực, chú ý nhiều hơn để đem lại hiệu quả tốt nhất khi làm việc với bệnh nhân tâm thần cần phát huy vai trò, đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năng để nâng cao hiệu quả làm việc.

Y u t thu c v nhân viên công tác xã h iế ố ộ ề

Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nên nhân viên công tác xã hội khi làm việc trong lĩnh vực này, ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì phải có năng lực, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề vững vàng để có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, đối

tượng của công tác xã hội là những người yếu thế trong xã hội, vì vậy các yêu cầu trên lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn.

Nếu nhân viên công tác xã hội có đầy đủ các yếu tố trên sẽ giúp người bệnh tâm thần tiếp cận được các nguồn lực, nâng cao năng lực cho người tâm thần phát huy khả năng,sở trường để họ có thể phục hồi, cảm thấy tự tin hơn, phát triển khả năng hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, có cơ hội được lao động, học tập như những người bình thường.

Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động Công tác xã hội tại Trung tâm, họ đóng vai trò nòng cốt, nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Đây là yêu cầu cơ bản của nhân viên Công tác xã hội phải đáp ứng. Thực tế hiện nay, nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm đa sô làm việc theo kiểu trực giác, nhận thức về hoạt động công tác xã hội trong trợ giúp người bệnh còn chưa đầy đủ, kỹ năng về nghề CTXH còn chưa nhiều. Do vậy hiệu quả trợ giúp người bệnh tâm thần cũng bị hạn chế.

- Viên chức trực tiếp làm việc theo ca (3ca/ ngày) nên việc trợ giúp cho người bệnh không cố định về khung thời gian trợ giúp, hoạt động trợ giúp bị đứt quãng không liên tục, thường xuyên.

- Do Trung tâm không có y tế chuyên khoa tâm thần, nhân viên chăm sóc không có nghiệp vụ chăm sóc người tâm thần, các phòng cách ly người tâm thần nặng bị xuống cấp, người tâm thần đầu vào ngày càng tăng nên Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, chăm sóc các đối tượng này.

Đời sống của cán bộ, viên chức và người lao động đa phần gặp khó khăn, do chỉ hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công việc đặc thù, làm việc trong

môi trường độc hại (nhiều bệnh lây nhiễm), nguy hiểm (có thể bị đối tượng tâm thần tấn công khi lên cơn kích động), đời sống của nhân viên còn nhiều khó khăn, chưa thật sự tâm huyết với nghề mà chỉ lao động để giải quyết vấn đề sinh kế. Do đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự cống hiến, sự gắn bó lâu dài trong công việc

- Việc tuyển dụng nhân viên chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn do công việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp nghề thấp, công việc mang tính chất đặc thù, phức tạp; đồng thời theo quy định khi tham gia tuyển dụng, hồ sơ xin việc phải có bằng cấp từ hệ trung cấp trở lên nên rất khó để tuyển dụng.

- Nhân viên lảm việc tại Trung tâm còn bị hạn chế cả về số lượng và chất lượng, đa số chưa được đào tạo bài bản về chuyên ngành công tác xã hội nên chưa có nhiều kỹ năng, phương pháp làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội với người tâm thần, cách nhìm nhận về mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội với người tâm thần còn chưa đúng với vai trò, đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w