7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Hoạt động công tác xã hội với người tâm thần tại trung tâm xã hội 1 Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
1.2.2.1. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng là hoạt động chăm sóc hàng ngày nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người tâm thần: ăn uống đúng giờ giấc, đúng chế độ, ngủ đúng giờ, chỗ ngủ sạch sẽ, an toàn,…
Người tâm thần nói chung và người tâm thần đang sống tại các trung tâm xã hội nói riêng gặp rất nhiều vấn đề trong đời sống, trước hết là vấn đề về sức khỏe, đa phần người tâm thần mắc các khuyết tật bẩm sinh khác, sức khỏe yếu khả năng đề kháng kém, sống trong môi trường tập thể khả năng lây bệnh cao. Do vậy, nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng người tâm thần tại các Trung tâm: nhu cầu được sống, được đảm bảo về ăn uống đúng giờ giấc, đúng chế độ dinh dưỡng, ngủ đúng
giờ, chỗ ngủ sạch sẽ, an toàn,…để duy trì sự sống đối với người tâm thần thì đây là những nhu cầu đầu tiên và cơ bản đối với mỗi con người.
1.2.2.2. Hoạt động điều trị bệnh và hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
Hoạt động điều trị bệnh và hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là hoạt động chăm sóc người tâm thần, qua việc thăm khám, theo dõi bệnh, phát thuốc và cho uống thuốc đều đặn, đúng giờ giấc, điều trị hàng ngày theo phác đồ điều trị của bác sỹ chuyên khoa tâm thần cho người bệnh tâm thần. Nắm rõ tình hình bệnh, quan sát những biểu hiện, triệu chứng bên ngoài của người bệnh tâm thần để kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi xấu có thể xảy ra cho bản thân người tâm thần hoặc những người xung quanh. Hướng dẫn cho người bệnh những phương pháp đơn giản, hữu ích để người bệnh tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mình.
Bên cạnh nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng thì nhu cầu điều trị bệnh và hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người tâm thần cũng rất cần thiết. Việc thăm khám, theo dõi sức khỏe hàng ngày, việc cấp phát thuốc kịp thời, đúng giờ giấc, nhu cầu được thăm khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người tâm thần đã trở thành nhu cầu thường xuyên liên tục.
-
1.2.2.2.Hoạt động tham vấn và trị liệu tâm lý
Tham vấn cho người bệnh tâm thần chính là quá trình nhân viên công tác xã hội tương tác với người tâm thần, trong quá trình này nhân viên công tác xã hội sử dụng những kỹ năng chuyên môn, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp khơi dậy, trợ giúp hco người tâm thần giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải.
Mục đích của hoạt động này giúp người bệnh tâm thần và gia đình của họ ổn định về mặt tinh thần, giảm bớt những cảm xúc tiêu cực giúp cho người bệnh tâm thần đạt tới mức độ thích hợp về tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử, phù hợp với chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, quá trình tham vấn còn cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, thông tin liên quan đến các lĩnh vực cần thiết cho người bệnh tâm thần.
Khi người tâm thần gặp vấn đề về tâm lý: nhớ nhà, nhớ người thân, lo lắng về bản thân, có mâu thuẫn với người khác,… họ thường có cảm xúc tiêu cực, bồn chồn, lo lắng, nóng giận, cáu gắt,…Khi đó người tâm thần sẽ tìm đến nhân viên công tác xã hội hoặc nhân viên công tác xã hội tìm đến người tâm thần, tương tác với người tâm thần, trong qua trình này nhân viên công tác xã hội sử dụng những kỹ năng chuyên môn, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp để khơi dậy, trợ giúp cho người tâm thần giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải, giúp cho họ ổn định về mặt tinh thần, giảm bớt những cảm xúc tiêu cực đang gặp phải
Hoạt động trị liệu tâm lý là sự điều trị các rối loạn cảm xúc, hành vi, nhân cách và tâm thần của người tâm thần thông qua giao tiếp dùng ngôn ngữ, hay phi ngôn ngữ. Trong thực hành trị liệu tâm lý có thể bao gồm cả việc chữa trị các rối loạn và giúp các thành viên được trang bị cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đây là quá trình, là cơ hội tạo cho người tâm thần hồi phục được mức tối ưu có thể về các chức năng sinh hoạt, giao tiếp, quan hệ, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp khi tham gia hoạt động.
1.2.2.4.Hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng và dạy nghề
Hoạt động lao động trị liệu là hình thức phục hồi chức năng giúp người bệnh
phục hồi những thói quen, khả năng lao động và hỗ trợ dạy nghề để họ có thể làm công việc gần như trước khi mắc bệnh, để họ có thể có được đời sống tự lập, có được tâm lý tự tin và tự khẳng định bản thân.
Tại Trung tâm hiện đang có những phương pháp phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần như: Tổ chức cho người bệnh sinh hoạt đúng giờ giấc, phục hồi chức năng vận động cho những bệnh nhân yếu liệt; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí nhưng đi sâu vào phục hồi chức năng gắn lao động với dạy nghề cho người bệnh. Với mục đích lao động đưa người bệnh từ chỗ ăn không, ngồi rồi, lang thang, phá phách vào các hoạt động có ích, làm ra sản phẩm để cải thiện cho chính cuộc sống của họ. Ngoài ra lao động còn nhằm mục đích chữa bệnh, người bệnh tham gia lao động thường tập trung vào công việc, bớt lo lắng bệnh tật, không còn suy nghĩ miên man, quên cảm giác khó chịu do hoang tưởng, ảo giác gây ra. Lao động giúp người bệnh có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi với những người xung quanh gắn với tập thể, với xã hội, tạo ra thói quen và ý thức kỷ luật lao động. Lao động làm cho người bệnh ăn ngon miệng, ngủ yên giấc. Kết quả lao động làm cho người bệnh tự tin, khẳng định và cảm nhận phẩm giá của mình.
Lao động phục hồi chức năng là những công việc nhẹ nhàng, đơn giản, không đòi hỏi chi tiết, phức tạp như: trồng trọt, chăn nuôi, gia công sản xuất. Hoạt động dạy nghề phải có người hướng dẫn, kèm cặp nhằm hỗ trợ và đảm bảo sự an toàn cho người bệnh. Bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, luôn ưu tiên những công việc mà trước đây người bệnh đã từng làm, đúng năng khiếu và sở thích của họ.