Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 51 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Lý thuyết nhu cầu

- Theo Maslow: về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính; nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan tới yếu tố thể lý của con người như; được ăn uống, nghỉ ngơi, đây là nhu cầu cần thiết giúp con người có thể duy trì sự sống và tồn tại trong giới tự nhiên. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản được gị là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tâm thần ; đòi hỏi sự công bằng, an tâm, vui vẻ, sự tôn trọng,...

- Theo Maslow nhu cầu của con người thành 5 bậc thang từ thấp đến cao

Nhu cầu cơ bản: ăn, uống, ngủ nghỉ, không khí để thở,… đây là nhu cầu

cơ bản nhất, mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp của Maslow cho thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất, bậc căn bản nhất. Maslow cho rằng những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được đáp ứng.

Nhu cầu về an toàn sẽ được chú trọng khi con người được đáp ứng phù

hợp nhu cầu cơ bản, Khi đó các nhu cầu về an toàn sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Con người mong muốn có sự bảo vệ sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng như chiến tranh, khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh,...

Nhu cầu này thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong khu an ninh, trật tự, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi niềm tin tôn giáo, triết học, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.

Nhu cầu về xã hội: tình cảm, tình thương, kết bạn, tham gia vào nhóm,

câu lạc bộ,...

Mặc dù Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình.

Nhu cầu được tôn trọng: muốn được người khác tôn trọng, quý mến

thông qua các thành quả của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, có long tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho con người có tinh thần thoải mái, tích cực hơn, cố gắng làm việc nhiều hơn, hiệu quả công việc cao hơn…

Nhu cầu được thể hiện mình: mong muốn được là chính mình, được làm

những gì mình thích,...nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tham gia một cộng đồng, mong muốn tìm được người yêu, được kết hôn,….

Nhu cầu của người tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác nhau: chăm sóc y tế, chăm sóc nuôi dưỡng, và các hỗ trợ khác liên quan

đến việc giải quyết khó khăn đột xuất. Các nhu cầu cơ bản đó là:

- Nhu cầu hỗ trợ y tế là nhu cầu thiết yếu của người tâm thần, tất cả các trường hợp bệnh thần ở mức độ nặng đều phụ thuộc vào y tế với những hoạt động chăm sóc, điều trị và sử dụng thuốc đặc trị thường xuyên.

- Với người tâm thần không có khả năng hoặc bị hạn chế khả năng lao động, họ không tự chăm sóc phục vụ sinh hoạt cá nhân thì có nhu cầu cần có người chăm sóc, hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng là nhu cầu cần thiết.

- Trong tâm trí của người tâm thần thường xuất hiện những suy nghĩ, những ức chế về mặt tâm lý nhưng họ lại không nhận được sự quan tâm từ phía mọi người. Chính vì vậy, nhu cầu được quan tâm thăm hỏi, chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của cá nhân người tâm thần.

Vận dụng thuyết nhu cầu trong Công tác xã hội sẽ giúp nhân viên Công tác xã hội hiểu được thân chủ của chúng ta có rất nhiều nhu cầu và không phải chì khi nào họ gặp các vấn đề hay có các nhu cầu về vật chất thì thân chủ mới

tìm đến nhân viên Công tác xã hội. Trên thực tế, có rất nhiều người có các nhu cầu muốn được giải quyết về các vấn đề tâm lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Với việc chia cụ thể theo bậc thang sẽ giúp nhân viên xã hội xác định và phân cấp rõ rang các nhu cầu của thân chủ.

Hơn nữa thuyết nhu cầu cũng định hướng cho nhân viên xã hội về cách hỗ trợ cho thân chủ. Với những nhu cầu đa dạng của thân chủ thì không phài lúc nào chúng ta cũng có thể đáp ứng ngay được tất cả các nhu cầu do đó nguồn lực còn bị hạn chế. Thuyết nhu cầu chỉ ra rằng con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản trước khi chuyển sang những nhu cầu cao hơn. Do đó nhân viên xã hội khi hỗ trợ thân chủ thì cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản trước sau đó mới chuyển qua các nhu cầu cao hơn. Là con người ai cũng có những nhu cầu cơ bản này, do đó khi giúp đỡ thân chủ đặc biệt là những nhóm người yếu thế như người tâm thần thì nhân viên xã hội cần nhận thứ rằng họ cũng có nhu cầu cơ bản như vậy. Do đó việc chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản như nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn thì chưa đầy đủ và chưa phát huy được thế mạnh và năng lực của thân chủ. Hiểu được điều này sẽ giúp nhân viên xã hội có kế hoạch và định hướng cho các hoạt động hỗ trợ đáp ứng và phát triển thân chủ.

Ứng dụng khi làm việc với người tâm thần: Trước tiên ứng dụng thuyết này nhân viên CTXH cần hiểu rằng người tâm thần thường gặp nhiều vấn đề. Để giải quyết các vẫn đề đó triệt để thì cần chuyển sang các nhu cầu cụ thể. Tiếp cận theo nhu cầu trong làm việc trực tiếp với người bệnh sẽ giúp nhân viên

CTXH hiểu rằng đối với mỗi người bệnh khác nhau. Trong từng hoàn cảnh không

nhu cầu giúp nhân viên CTXH hiểu và đáp ứng nhu cầu của người tâm thần. Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, chúng tôi còn tìm hiểu xem liệu các nhu cầu của người bệnh được người chăm sóc và cán bộ làm việc với người

bệnh đáp ứng được phần nào, nhu cầu nào chưa thực hiện được và nguyên nhân

tại sao?

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w