Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 29 - 31)

5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Phương pháp phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp, và gián tiếp thông qua các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm và gián tiếp qua các nguồn tài liệu sẵn có, hoặc nguồn tài liệu đã có từ trước khi nghiên cứu. Tác giả đã thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo mạng internet, tạp chí ... liên quan đến công tác chăm sóc và điều trị cho người tâm thần.

Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến công tác xã hội như: Nhập môn công tác xã hội, môn công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, .... Phân tích những tài liệu có liên quan đến vấn đề CTXH đối với người tâm thần, như: Giáo trình quản lý trường hợp trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho NTT; Giáo trình tham vấn trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; Giáo trình Đại cương chăm sóc sức khỏe tâm thần;...Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của tỉnh như: Kế hoạch số 6446/KH-UBND ngày 12/8/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về Thực hiện đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 -2020; Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của Trung tâm Công tác xã hội,…

Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với người tâm thần tại Trung tâm, như: Nghị định số 28/2012/NĐ- CP ngày 10/4/2012 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng xã hội;Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh Đồng Nai Về việc Ban hành quy định mức trợ cấp xã hội, mức trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5.2. Phương pháp quan sát:

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội trên cơ sở nghiên cứu của đề tài và mục đích của cuộc nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả chú trọng quan sát cách ứng xử, những hành động, hành vi và những thay đổi hàng ngày của người bệnh tâm thần để có cái nhìn khách quan, sinh động về vấn đề nghiên cứu.

Quan sát hoạt động quản lý, chăm sóc, hoạt động phục hồi chức năng, hoạt động tham gia sinh hoạt và các hoạt động khác cho người tâm thần tại trung tâm.

5.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

+ Phương pháp định lượng (bảng hỏi): Là phương pháp thường được dùng trong điều tra xã hội học thực nghiệm, phương pháp có thể thu thập được một lượng thông tin lớn mang tính đại chúng trong quá trình điều tra và thu thập thông tin. Tác giả đã tiến hành chọn 200 mẫu, người tâm thần tại đơn vị công tác nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng đời sống cũng như những khó khăn bệnh nhân tâm thần gặp phải và những mong muốn của họ, qua đó

so sánh được sự thay đổi trong đời sống hàng ngày và những khó khăn, trở ngại của bệnh nhân tâm thần khi nhận được sự bảo trợ của nhà nước. Đề tài sẽ sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi trong phạm vi 100 người tâm thần tại Trung tâm để thu thập thông tin về họ. (đại diện gia đình, người giám hộ cho đối tượng tâm thần có thể trả lời thay trong trường hợp người tâm thần không trả lời được). 10 cán bộ quản lý trong trung tâm.

5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu:

Tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng chính

Phỏng vấn NTT và gia đình của người tâm thần (nếu có). Phỏng vấn cán bộ NVCTXH, nhân viên Y tế.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Mục đích sử dụng phương pháp này để xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và cũng là hiểu sâu bản chất nguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu. Những nguồn lực được sử dụng để giúp đỡ người tâm thần , những hoạt động tổ chức để người tâm thần tham gia có hiệu quả chưa? Chính sách pháp luật đã được người tâm thần tiếp cận hay chưa? Và tiếp cận như thế nào? Công tác xã hội được lồng ghép như thế nào trong quá trình trợ giúp người tâm thần và việc thực hiện các chương trình, chính sách đã đồng bộ hay chưa ?

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w