Hoạt động điều trị bệnh và hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 73 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Hoạt động điều trị bệnh và hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe

khỏe

- Chăm sóc sức khỏe về y tế cho đối tượng: nhân viên y tế phát thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ (bệnh nhân ngoại trú về các thể bệnh); kiểm tra sức khỏe của đối tượng hàng ngày; theo dõi tình hình đối tượng nằm trong hợp đồng dài hạn, nội trú và lãnh thuốc điều trị ngoại trú hàng tháng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; theo dõi trọng lượng, tổ chức sàng lọc và khám dinh dưỡng, cân định kỳ cho các trẻ. Kịp thời điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp cho từng nhóm trẻ; xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng; phối hợp với các phòng có liên quan, đưa đối tượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT; tham gia xây dựng thực đơn ăn hàng ngày đối với đối tượng.

- Phối hợp với phòng chăm sóc đưa đối tượng đi cấp cứu, khám bệnh định kỳ hàng tuần và làm các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc khám bệnh, nhập viện, ra viện của đối tượng.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức khám bệnh nghề nghiệp hàng năm cho cán công chức, viên chức của Trung tâm và các đối tượng.

-Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho các đối tượng; theo dõi tình hình tập, tình hình phục hồi của các đối tượng.

Các đối tượng được tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng tại Trung tâm Công tác xã hội hầu hết thuộc đối tượng tâm thần, gồm các loại bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm. Với đặc điểm của bệnh tâm thần mãn tính là chữa không khỏi, thường xuyên có cơn kích động tái phát, bệnh nhân phải uống thuốc chuyên khoa tâm thần duy trì hàng ngày đến hết đời. Khi lên cơn kích động, họ thường từ chối uống thuốc, la hét đập phá, trốn chạy, công kích người xung quanh, không tự chủ trong sinh hoạt và vệ sinh cá nhân, không kiểm soát được hành vi, tự hủy hoại bản thân, tự sát gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình, người xung quanh và xã hội. Bên cạnh đó, những đợt cấp tính tái phát, các biểu hiện của bệnh lại rất đa dạng và phức tạp, mỗi người bệnh có những dấu hiệu khác nhau, có người nói chửi vô cớ, tấn công lại người chăm sóc, lo sợ người khác hại mình, lầm lì không hoạt động, không ngủ, từ chối ăn uống…

Việc trợ giúp cho người tâm thần phục hồi thể lực, trí lực với nhiều hoạt động đa dạng thu hút nhiều bệnh nhân tham gia. Từ việc sàng lọc, phân loại bệnh nhân, xác định đối tượng, nhân viên công tác xã hội tiến hành các hoạt động trợ giúp phù hợp.

Phòng chăm sóc y tế được trang bị tủ thuốc và các thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị ban đầu cho các đối tượng xã hội như bình Oxy, máy hút đàm nhớt, máy đo huyết áp, nồi hấp, các dụng cụ và thuốc thiết yếu,...

Hàng ngày, nhân viên y tế thường xuyên thăm khám, phát thuốc, theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh của đối tượng. Hàng tuần đưa các đối tượng tâm thần đi khám và lãnh thuốc tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2, chuyển viện kịp thời đối với những trường hợp bệnh nặng, cấp cứu ngoài khả năng của Trung tâm. Tổ chức và quy định thời gian tập dưỡng sinh cho người bệnh tâm thần vào mỗi buổi sáng, thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở các đối tượng trong việc chăm sóc sức khỏe và vệ sinh thân thể, đề phòng các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó bộ phận y tế còn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cho các đối tượng như phối hợp tổ chức phun thuốc diệt muỗi trước mùa mưa, dọn vệ sinh các lán tại Trung tâm.

Tại Trung tâm thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi cho các đối tượng vào các ngày như: Tổ chức chúc tuổi mừng thọ các cụ vào ngày Người Cao tuổi Việt Nam 6/6 và Quốc tế Người Cao tuổi 01/10, tham gia hội trại Suối tiên hàng năm nhân ngày Quốc tế Người Khuyết tật 03/12, tổ chức giao lưu Hội thao nhân dịp Mừng Xuân (với các môn: cờ tướng, hát karaoke, cầu lông,…); hoạt động giao lưu văn nghệ đêm giao thừa hằng năm; giúp tinh thần các cụ ngày càng tốt hơn, cũng là một trong những dịp để các cụ giao lưu trò chuyện, ca hát vui vẻ.

Tổ chức hoạt động tham quan dã ngoại cho đối tượng tại Trung tâm, tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng, nghe nhạc thư giãn.

Trung tâm đã có nhiều hoạt động khuyến khích cho người cao tuổi tham gia như tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao nhân dịp các ngày Lễ, Tết, giao lưu cùng với nhân viên và một số thanh niên tại địa phương như: đánh bóng bàn, cờ tướng, thi hát karaoke. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức cho đối tượng và nhân viên tự tập các tiết mục ca hát, múa dưỡng sinh, diễn thời trang… để phục vụ đêm giao thừa tết Nguyên Đán tại Trung tâm hằng năm.

Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội xây dựng kế hoạch duy trì thường xuyên hoạt động sinh hoạt nhóm khuyến khích bệnh nhân chia sẻ thông tin, sở thích cá nhân từ đó lựa chọn tổ chức các trò chơi trị liệu tâm lý, hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao; tổ chức hội thi văn nghệ, thi tìm hiểu kiến thức xã hội…

Qua bảng số liệu ta thấy các hoạt động tại Trung tâm được thực hiện ở mức độ thường xuyên đối với các hoạt động: Nhân viên y tế theo dõi sức khỏe hàng ngày của người bệnh đạt 74%, Nhân viên y tế cung cấp thuốc điều trị bệnh hàng ngày cho người bệnh đạt 80%, Trung tâm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người bệnh đạt 70%. Đối với hoạt động được thực hiện ở mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng, đó là Nhân viên tư vấn, phát hiện sớm các bệnh lý ở NTT đạt 42% thường xuyên và đạt 46% ở mức độ thỉnh thoảng. Nhân viên y tế hướng dẫn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho người bệnh mức độ thường xuyên là 43%, mức độ thỉnh thoảng là 48%, Nhân viên tại trung tâm hướng dẫn phòng tránh tai nạn cho người bệnh mức độ thường xuyên là 33%, mức độ thỉnh thoảng là 47%.

Nhân viên y tế theo dõi sức khỏe hàng ngày của người bệnh 74%, Nhân viên y tế cung cấp thuốc điều trị bệnh hàng ngày cho người bệnh 80%, Trung tâm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người bệnh 70%, Nhân viên tư vấn,

phát hiện sớm các bệnh lý ở NTT 42%, Nhân viên y tế hướng dẫn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho người bệnh 43, Nhân viên tại trung tâm hướng dẫn phòng tránh tai nạn cho người bệnh 33,

STT Nội dung Mức độ thực hiện (Tỷ lệ %) Không Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

1. Nhân viên y tế theo dõi sức khỏe

hàng ngày của người bệnh 0 1 74 25

2. Nhân viên y tế cung cấp thuốc điều

trị bệnh hàng ngày cho người bệnh 0 2 80 18 3. Trung tâm tổ chức khám sức khỏe

định kỳ cho người bệnh 7 12 70 11

4. Nhân viên tư vấn, phát hiện sớm các

bệnh lý ở NTT 8 46 42 4

5. Nhân viên y tế hướng dẫn kỹ năng tự

chăm sóc sức khỏe cho người bệnh 2 48 43 7 6 Nhân viên tại trung tâm hướng dẫn

phòng tránh tai nạn cho người bệnh 16 47 33 4

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w