Nhu cầu của người tâm thần tại trung tâm xã hội 1 Nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Nhu cầu của người tâm thần tại trung tâm xã hội 1 Nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng

1.2.1.1. Nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng

- Người tâm thần nói chung và người tâm thần đang sống tại các trung tâm xã hội nói riêng gặp rất nhiều vấn đề trong đời sống, trước hết là vấn đề về sức khỏe, đa phần người tâm thần mắc các khuyết tật bẩm sinh khác, sức khỏe yếu khả năng đề kháng kém, sống trong môi trường tập thể khả năng lây bệnh cao. Do vậy, nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng người tâm thần tại các Trung tâm: nhu cầu được sống, được đảm bảo về ăn uống đúng giờ giấc, đúng chế độ dinh dưỡng, ngủ đúng giờ, chỗ ngủ sạch sẽ, an toàn,…để duy trì sự sống đối với người tâm thần thì đây là những nhu cầu đầu tiên và cơ bản đối với mỗi con người.

1.2.1.2. Nhu cầu điều trị bệnh và hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe

hướng dẫn tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người tâm thần cũng rất cần thiết. Việc thăm khám, theo dõi sức khỏe hàng ngày, việc cấp phát thuốc kịp thời, đúng giờ giấc, nhu cầu được thăm khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người tâm thần đã trở thành nhu cầu thường xuyên liên tục.

1.2.1.3.Nhu cầu tham vấn và trị liệu tâm lý

Đối với người tâm thần không đơn thuần chỉ dùng thuốc điều trị mà để hỗ trợ người tâm thần theo nhiều góc độ theo hướng tích cực cần có những liệu pháp trị liệu tâm lý, tham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Với nhiều biểu hiện bệnh lý khác nhau người tâm thần có những trạng thái cảm xúc mâu thuẫn: khi thì bất an, khi thì tĩnh lặng, lại có lúc nổi giận từ những mâu thuẫn đó họ có nhu cầu được hỗ trợ để tìm thấy những trạng thái cảm xúc bình ổn.

Đa số người tâm thần sống tại trung tâm không có gia đình hoặc sống xa gia đình, họ thường xuyên có tâm lý không ổn định như: buồn bã, lo âu, từ rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoang tưởng, trầm cảm,… Họ nói nhiều, dễ kích động và trở nên nói nhiều hơn một cách kì lạ, họ nói vu vơ, những câu chuyện không có căn cứ mà người nghe khó có thể hiểu được. Hơn nữa, họ cứ nói liên tục, không ngừng nghỉ nhưng cũng không cảm thấy mệt mỏi. Đi kèm với đó là nhảy múa, khua chân khua tay và có những hành động rất lạ. Họ cũng rất dễ bị kích động, hoảng loạn nếu bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, có thể khóc như trẻ con, la hét, hoặc một số im lặng. Người mới mắc bệnh tâm thần có thể có những suy nghĩ, cảm xúc kì lạ, bất thường. Họ tự tưởng tượng và luôn có khuynh hướng nghi ngờ mọi việc trong mọi tình huống, nghi ngờ người xung quanh dù là người thân cận, đáng tin.

Người tâm thần luôn có suy nghĩ tiêu cực, nghĩ mọi việc theo chiều hướng xấu, bi quan và cảm thấy cuộc sống này không có niềm vui, ý nghĩa. Họ

chán nản, tuyệt vọng và càng thu mình nhỏ bé giữa xã hội. Người tâm thần thường xuyên bị mất ngủ, rối loạn ăn uống và bên cạnh đó là một số thay đổi về thể chất như đau đầu, đau cổ, mỏi lưng,…

Vì vậy họ luôn có nhu cầu được chia sẻ, quan tâm từ người khác, nhu cầu được tham vấn tâm lý để họ được giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

1.2.1.4.Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng và dạy nghề

Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng và dạy nghề giúp người bệnh tâm thần phục hồi những thói quen cũng như khả năng lao động và hướng nghề để họ có thể làm công việc gần như trước khi mắc bệnh, để họ có thể có được đời sống tự lập, có được tâm lý tự tin và tự khẳng định bản thân.

Người bệnh tâm thần có nhu cầu được phục hồi chức năng để thay đổi được tình trạng tâm lý tiêu cực cải thiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CTXH VỚI NGƯỜI TÂM THẦN (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w