Sơ đồ 1.1 : Cách thức kiểm tra
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu
chất đầu tư:
1.2.4.1. Yếu tố khách quan:
- Điều kiện tự nhiên:
Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Vì vậy, quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương.
- Điều kiện kinh tế – xã hội:
Quản lý vốn SNCTCĐT trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Nếu môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư xây dựng sẽ được đảm bảo đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu. Ngược lại nền kinh tế thiếu ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, chi ngân sách nhà nước phải giảm điều này sẽ ảnh hưởng đến vốn cấp cho đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nói riêng cũng sẽ giảm. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề quản lý vốn SNCTCĐT.
- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói chung và từ nguồn vốn SNCTCĐT nói riêng.
Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, định mức của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và
kiểm soát chi ngân sách nhà nước, nó cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Việc ban hành các định mức một cách khoa học, hợp lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý NSNN. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được cụ thể hóa hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng.
- Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước:
Dự toán về chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản được lập luôn luôn dựa vào tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. Đó chính là yếu tố ảnh hưởng và khống chế đến khả nâng cấp vốn và quản lý vốn SNCTCĐT của các đơn vị chủ quản.
- Sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan liên quan:
Quản lý vốn SNCTCĐT ở đơn vị hành chính, sự nghiệp đòi hỏi cần có sự phối hợp của rất nhiều cơ quan ban ngành. Nếu các cơ quan, ban ngành có sự phối hợp đồng bộ thì sẽ mang lại hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn SNCTCĐT để đầu tư xây dựng. Trong khâu lập kế hoạch, nếu cơ quan lập xuất phát từ tình hình thực tế triển khai, kết hợp với các nhiệm vụ chính trị, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt căn cứ vào tình hình vốn NSNN, kiểm tra, đánh giá, thẩm định tính hiệu của các kế hoạch được đề xuất để phê duyệt cấp kinh phí phù hợp thì sẽ mang lại hiệu quả cao, ngược lại nếu chỉ dựa vào ý thức chủ quan của một số cán bộ quản lý để phê duyệt, cấp vốn thì dẫn đến có những đơn vị cần cấp thì không được cấp, những đơn vị có nhu cầu cần cấp thì cấp không đủ, làm cho việc đầu tư bị dàn trải, gây
thất thoát, lãng phí. Qua đó nhận thấy rằng sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý vốn là rất quan trọng, nó có thể giúp công tác đạt hiệu quả tốt nhất nếu như có sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng và nó cũng có thể gây ra những thất thoát vốn NSNN nếu sự phối hợp hời hợt, thiếu đồng bộ.
1.2.4.2. Yếu tố chủ quan:
Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý vốn SNCTCĐT, bao gồm: Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý; tổ chức bộ máy quản lý cũng như quy trình nghiệp vụ; công nghệ quản lý chi, …
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý ở đơn vị HCSN:
Năng lực quản lý của người lãnh đạo, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở các đơn vị HCNS. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý vốn NSCTCĐT nói riêng ở từng đơn vị SNHC. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có quản lý vốn SNCTCĐT sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư dàn trải, phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, …
Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của quản lý vốn SNCTCĐT. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai sót, kiểm soát được toàn bộ quá trình triển khai đầu tư và đảm bảo tuân thủ các quy định, chế độ, chính sách hiện hành từ đó sẽ có những phương án quản lý tối ưu, phù hợp nhất. Ngược lại, sẽ gây ra sự trì trệ, sai sót gây thất thoát, lãng phí vốn ngân sách của Nhà nước.
- Tổ chức bộ máy quản lý tại các đơn vị HCSN:
quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý khoa họcthì sẽ nâng cao được chất lượng quản lý, hạn chế sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định, giảm các yếu tố sai lệch thông tin, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý.
- Công nghệ quản lý:
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCBnói chung và quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý vốn SNCTCĐT.