Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 96)

Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ tạ

4.3.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch vốn

4.3.2.1.Hoàn thiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án. a. Đối với công tác lập dự án (lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật):

Lập dự án (lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật) cần phải xác định được tính đúng đắn và sự cần thiết phải đầu tư. Trong điều kiện hiện nay các công trình tại các đơn vị và chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh do được xây dựng từ lâu nên các công trình không còn đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ cho các công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong khi đó vốn NSNN cấp cho việc đầu tư sửa chữa ngày càng hạn chế, vì vậy việc xác định được tính đúng đắn và sự cần thiết thiết phải đầu tư là rất quan trọng. Do đó, cần xác định rõ tiêu chí cụ thể để đánh giá sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư nhằm xác định được thứ tự ưu tiên cho từng dự án, từ công trình.

Khi lập dự án cần căn cứ vào chỉ tiêu suất vốn đầu tư cũng như các quy định về lập dự toán đầu tư xây dựng do Bộ xây dựng quy định, nhằm xác định chính xác chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án làm cơ sở quản lý chi phí của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Về mặt nội dung và hồ sơ đối với công tác lập dự án (lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật) phải tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành như: Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về

quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, …

Để đảm bảo được các nội dung trên thì một trong những việc quan trọng đó là cần phải lựa chọn tư vấn thiết kế phải có đủ năng lực, kinh nghiệm với đội ngũ kỹ sư giỏi theo đúng chuyên ngành mà dự án đòi hỏi, có đề xuất kỹ thuật và phương pháp tiến hành phù hợp nhất với những yêu cầu của Chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện cần tăng cường công tác kiểm tra theo dõi việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tư vấn về chất lượng nhân sự để phát hiện những chức danh tư vấn chưa đáp ứng được các yêu cầu công việc để từ đó có biện pháp khắc phục hoặc thay thế kịp thời.

Theo dõi giám sát phẩm chất con người trong tổ chức tư vấn là việc làm rất cần thiết, trong công việc tư vấn phải trung thành với chủ đầu tư, tránh không để xảy ra thông đồng giữa tư vấn thiết kế và nhà thầu. Cần phải tăng cường giám sát theo dõi công tác khảo sát cả về số lượng và chất lượng. Ngoài yếu tố giám sát chất lượng thiết kế thì việc kiểm tra tư vấn về tiến độ thực hiện cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng kế hoạch và tiến độ đề ra.

b. Đối với công tác thẩm định:

Trước đây, công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng là do chủ đầu tư chủ trì thực hiện, nhưng sau khi Luật Xây dựng mới ra đời (Luật xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014) thay thế Luật Xây dựng cũ năm 2013 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực thì công tác thẩm định được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn (cụ thể ở đây là Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh). Vì vậy, các cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ triển khai dự án cần phải nắm được các quy trình, thủ tục, các biểu mẫu trong công tác trình Sở Xây dựng thẩm định dự án đầu tư xây dựng, đồng thời để đảm bảo tiến độ triển khai cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cần phải bám sát và có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ phận thẩm định của Sở Xây dựng.

c. Công tác phê duyệt:

Công tác phê duyệt cần phải xác định được vai trò, trách nhiệm của từ các nhân, đơn vị, tổ chức trong quá trình thực hiện dự án. Chất lượng công tác

yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả đầu tư của dự án. Sẽ gây tổn thất, lãng phí vốn đầu tư rất lớn nếu chất lượng công tác tư vấn và thẩm định và phê duyệt các nội dung của dự án thấp, thậm chí toàn bộ vốn đầu tư không phát huy hiệu quả trong trường hợp chủ đầu tư quyết định đầu tư sai từ khâu quy hoạch. Vì vậy, khi quyết định người quyết định (ở đây là lãnh đạo Cục) cần phải nắm rõ và bao quát được các vấn đề có thể xảy ra, đồng thời bộ phận tham mưu trình phê duyệt (Chánh Văn phòng, Bộ phận XDCB) cũng cần phải nắm chắc các chế độ, chính sách, quy định hiện hành cũng như thực tiễn triển khai dự án.

4.3.2.2. Hoàn thiện công tác đấu thầu.

Đối với việc quản lý công tác đấu thầu, việc thực hiện đấu thầu các gói thầu phải đảm bảo tính đúng đắn, khách quan công bằng, công khai, minh bạch. Cần phải nhận thức rõ việc đấu thầu có tác dụng rất lớn thúc đẩy nhà thầu cạnh tranh lành mạnh, nhằm chọn lựa được nhà thầu có năng lực kinh nghiệm tốt nhất với giá chào thầu phù hợp nhất. Để phát huy tác dụng của cơ chế đấu thầu Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cần:

- Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu theo đúng quy định của Luật đấu thầu, xác định rõ và áp dụng đúng hình thức đấu thầu: Trường hợp nào thì đấu thầu rộng rãi, trường hợp nào thì chào hàng cạnh tranh, trường hợp nào thì chỉ định thầu, ... Cần lưu ý không vận dụng các quy định chung chung, không rõ ràng trong quy Luật đấu thầu để quyết định hình thực đấu thầu nhằm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, ví dụ: đối với gói thầu dưới 1 tỷ đồng, quy định trong Luật đấu thầu là chỉ định thầu, trong chỉ định thầu có hai hình thức là chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn, đối với chỉ định thầu thông thường thì bên chủ đầu tư sẽ quy định các điều kiện năng lực và kinh nghiệm trong hồ sơ yêu cầu nếu nhà thầu đáp ứng được thì sẽ được chọn, tuy nhiên khi triển khai thực tế thì thường chọn áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn (chỉ cần gửi dự thảo và thương thảo hợp đồng sau đó ký hợp đồng là xong) như thế sẽ không nắm rõ được năng lực của nhà thầu cụ thể như thế nào, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công và chất lượng công trình.

- Công tác xét thầu cần phải được chặt chẽ hơn: đưa ra tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu một cách cụ thể, rõ ràng trong hồ sơ mời thầu, tránh trường

hợp quy định chung chung hoặc đặt điều kiện chỉ phù hợp với một nhà thầu để hạn chế các nhà thầu khác; Đảm bảo quá trình xét thầu, tổ chuyên gia phải độc lập với các nhà thầu.

- Kiện toàn đội ngũ thực hiện công tác đấu thầu (tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định đấu thầu) đảm bảo đội ngũ này có đủtrình độ, năng lực kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức để qua đó nâng cao sự hiệu quả và tính đúng đắn, công bằng, minh bạch trong công tác đấu thầu.

4.3.2.3. Hoàn thiện công tác thi công và công tác nghiệm thu. a. Đối với công tác thi công

Giai đoạn thi công chiếm một tỷ trọng vốn rất lớn trên toàn bộ vốn đầu tư cho dự án, quá trình thi công liên quan chặt chẽ đến lợi ích kinh tế của đơn vị thi công nên khâu giám sát chặt chẽ việc tuân thủ hợp đồng xây dựng rất quan trọng đặc biệt là thi công tuân thủ theo thiết kế. Ngoài ra, điều kiện thi công ngoài hiện trường luôn gặp phải những vấn đề thực tế rất khác nhau nếu không đưa ra được biện pháp giải quyết hợp lý thì có thể gây ra ảnh hưởng không tốt tới công trình về mặt chất lượng cũng như tiến độ. Vì vậy, đối với công tác này cần phải xây dựng được cơ chế làm việc giữa ba bên “Chủ đầu tư - Tư vấn - Nhà thầu” phù hợp về lợi ích quy định trong các điều kiện của hợp đồng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và bình đẳng giữa ba bên luôn là động lực tốt nhất để tạo ra công trình đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ và hiệu quả.

Khâu tuyển chọn tư vấn giám sát là khâu rất quan trọng, tư vấn giám sát phải có năng lực chuyên môn theo đúng chuyên ngành của dự án đòi hỏi, phải có kinh nghiệm thực tế phong phú, nhanh nhẹn, nhạy bén trong quá trình xử lý công việc, phải nghiêm túc trong công việc. Quản lý theo dõi kỹ sư tư vấn giám sát là trách nhiệm thường xuyên liên tục của chủ đầu tư, cần loại bỏ ngay những con người không phù hợp về năng lực cũng như về tư cách đạo đức phẩm chất, việc theo dõi này Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cần phải giao cho bộ phận, cá nhân có đủ trình độ năng lực và chuyên môn phù hợp với nội dung của dự án để thực hiện đồng thời quy định rõ trách nhiệm khi để xảy ra sai sót, thất thoát trong quá trình thực hiện thi công công trình. Bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ cần theo dõi kiểm tra đôn đốc cả tư vấn và nhà thầu về khối lượng công việc thực hiện cả về mặt chất lượng và tiến độ thông qua

các hình thức như kiểm tra đột xuất tình hình thi công ngoài công trường, phối hợp với các cơ quan chuyên môn kiểm tra chất lượng các hạng mục công việc đã hoàn thành, họp và kiểm tra tiến độ định kỳ.

b. Công tác nghiệm thu:

Trong quản lý thi công xây dựng công trình thì công tác nghiệm thu là một trong những công tác rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, cũng như ảnh hưởng đến việc thất thoát, lãng phí. Điển hình của việc thất thoát, lãng phí do công tác nghiệm thu chưa được quản lý chặt chẽ đó là nghiệm thu thanh toán không đúng với khối lượng thực tế thi công. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này đó là: Nhà thầu cố tình hoặc vô tình đề nghị nghiệm thu tăng không đúng với khối lượng thực tế thi công nhưng người nghiệm thu không kiểm tra, hoặc kiểm tra không kỹ nên không phát hiện ra phần tăng không đúng. Thực tế cho thấy với người giám sát, nghiệm thu trực tiếp (ở đây là tư vấn giám sát) có đủ tiêu chuẩn, năng lực thì không khó khăn lắm trong việc kiểm tra phát hiện những phần khối lượng nhà thầu đề nghị nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng, mà chủ yếu do thông đồng giữa nghiệm thu và người đề nghị nghiệm thu để rút tiền của Nhà nước, trong khi đó chủ đầu tư thì không thể luôn có mặt tại công trường điểm kiểm tra, giám sát.

Để hạn chế tình trạng nêu trên, trong thời gian tới Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cần phải có những quy định cụ thể hơn trong hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát nhằm gắn chặt trách nhiệm của tư vấn giám sát, đặc biệt là cá nhân người giám sát thi công trực tiếp. Theo đó, người giám sát thi công trực tiếp phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi chép và cùng ký xác nhận với nhà thầu khối lượng thi công, số lượng, giá cả, xuất xứ từng loại vật tư, thiết bị đưa vào công trình. Cán bộ giám sát của đơn vị tư vấn giám sát không theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời thì đơn vị tư vấn sẽ bị xử phạt theo mức độ cụ thể (có thể theo tỷ lệ % giá trị khối lượng thi công, vật tư, thiết bị). Nếu phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo như thiết kế, vật tư, thiết bị đưa vào công trình thiếu số lượng, kém chất lượng thì tư vấn giám sát thi công phải bồi thường. Bên cạnh đó Cục phải phân công nhiệm vụ và gán trách nhiệm cho cán bộ công chức có đủ trình độ chuyên môn để quản lý, theo dõi công tác thi công của nhà thầu và công tác nghiệm thu, giám sát của tư vấn giám sát, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò của giám sát

cộng đồng, bằng cách đề nghị các đơn vị, chi cục được đầu tư công trình cử thêm cán bộ để trực tiếp giám sát cùng với tư vấn giám sát và thường xuyên cập nhật kịp thời các vấn đề tại hiện trường cho người được giao nhiệm vụ quản lý theo dõi của Cục.

4.3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán.

Việc thực hiện thanh toán, quyết toán phải tuân thủ theo đúng trình tự và quy định hiện hành của Luật xây dựng, Luật NSNN, các Thông tư và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Trên cơ sở các quy định về thanh toán, quyết toán trước khi thực hiện Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cần giao cho Bộ phận chuyên môn ban hành các biểu mẫu hồ sơ thanh toán, quyết toán cho các nhà thầu để nhằm thống nhất các nội dung, quy trình và thủ tục cần phải thực hiện từ đó tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thanh toán, quyết toán.

Công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành thì phải hoàn tất thủ tục để thanh toán, quyết toán ngay nhằm đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo đúng kế hoạch, tránh tình trạng vốn chờ công trình, dẫn đến ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán vốn SNCTCĐT.

Nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán bằng cách nâng cao chất lượng của công tác nghiệm thu thanh toán, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người thanh toán, người đề nghị thanh toán. Cần xây dựng cơ chế thưởng phạt rõ ràng trong hợp đồng như nếu người đề nghị thanh toán cố tình khai tăng giá trị nếu bị phát hiện gian lận thì ngoài việc cắt giảm phần tăng không đúng còn bị phạt bằng số tiền khai tăng (kể cả trường hợp chưa thanh toán). Đối với bộ phận hoặc cá nhân thuộc Cục thực hiện công tác thanh toán, quyết toán cần giao trách nhiệm và có thưởng phạt rõ ràng như: người thanh toán trước khi thanh toán nếu phát hiện gian lận có quyền xử phạt theo hợp đồng và được thưởng 50% số tiền phạt thu được. Nếu có gian lận trên hồ sơ đề nghị thanh toán ngoài trách nhiệm phải thu hồi, còn bị phạt, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc,...được quy định cụ thể theo số tiền gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)