Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
3.3. Đánh giá chung về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ tại Cục Hả
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế chủ yếu:
Bên cạnh những mặt đạt được, quản lý vốn SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể:
a. Công tác lập kế hoạch vốn:
Việc lập kế hoạch vốn chủ yếu dựa trên cơ sở các đề xuất của các Chi cục, trong khi các cán bộ của Chi cục lại không có kiến thức chuyên môn và điều kiện để nắm rõ các quy định về kế hoạch, nguồn vốn, các chế độ chính sách cũng như các quy định trong lĩnh vực đầu tư xây dựng dẫn đến các đề xuất không sát đúng với mục đích, yêu cầu thực tế. Mặt khác, bộ phận trực tiếp lập kế hoạch vốn của Cục do thiếu nhân lực nên đôi khi sẽ không có đủ thời gian để kiểm tra, thẩm định hết được các đề xuất của các đơn vị nên chất lượng của công tác lập kế hoạch vốn bị ảnh hưởng. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – 2016 đã có 03 công trình khi lập kế hoạch vốn không chính xác so với yêu cầu thực tế phải thực hiện, đó là các công trình: Cải tạo 05 phòng khu nhà ở, làm việc 03 tầng Trụ sở Cục Hải quan Hà Tĩnh; Xây dựng nhà bảo vệ, bốt giám sát cổng cảng và cải tạo hệ thống khu nhà bếp, phòng truyền thống, chống thấm khu vệ sinh tầng II và III tại Chi cục Hải quan cảng Vũng Áng; Kè chắn móng khối nhà 02 tầng, sân đường nội bộ, hàng rào khu nhà ở, sân bãi kiểm hóa Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Số liệu chi tiết được tổng hợp tại Bảng 3.23.
Bảng 3.19: Tổng hợp công trình có TMĐT vượt kế hoạch vốn được cấp tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn năm 2011-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm trình đƣợc lập Tổng số công Số công trình có KHV lập không đáp ứng so với yêu cầu thực tế Giá trị cần bổ sung để thực hiện 2011 2 0 0,000 2012 6 1 46,265 2013 6 0 0,000 2014 8 1 30,129 2015 7 1 69,756 2016 7 0 0,000 Tổng cộng 36 3 146,150
Sự không chính xác trong công tác lập kế hoạch dẫn đến phải bổ sung nguồn vốn để thực hiện, cho thấy công tác lập kế hoạch chưa đảm bảo tiêu chí sử dụng tiết kiệm vốn SNCTCĐT.
Từ số liệu tổng các công trình đã triển khai trong giai đoạn 2011 – 2016 tại Bảng 3.12 có thể thấy rằng trong cùng một năm, cùng một vị trí đầu tư xây dựng nhưng lại không kết hợp thành một công trình để giảm chi phí mà phân ra nhiều công trình để thực hiện (ví dụ: năm 2015 tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có tới 03 công trình được lập kế hoạch đầu tư xây dựng, cụ thể đó là các công trình: Sơn sửa, cải tạo hệ thống điện, nước, khu vệ sinh các phòng tại khối nhà A3 và cải tạo lại phòng bếp ăn tập thể thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; Thay thế hệ thống vách kính hành lang tại Khối nhà A3; sửa chữa, mở rộng phòng kho lưu trữ và làm mái che nối nhà A2 với nhà A3 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; Kè chắn móng khối nhà 02 tầng, sân đường nội bộ, hàng rào khu nhà ở, sân bãi kiểm hóa Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo). Điều này chứng tỏ công tác lập kế hoạch cũng chưa thực sự đảm bảo tính tiết kiệm, còn bị lãng phí.
b. Công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch vốn SNCTCĐT: - Công tác lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán chưa đảm bảo tiêu chí sử dụng vốn đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và tiêu chí sử dụng vốn tiết kiệm:
Công tác lập khảo sát, thiết kế, lập dự toán của đơn vị tư vấn vẫn còn nhiều hạn chế, sai sót, chưa tuân thủ đúng các nội dung theo quy định hiện hành như trong báo cáo kinh tế kỹ thuật phần lớn đều chưa nêu được hoặc có nêu thì cũng nêu cho có đối với các nội dung giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, bố trí kinh phí thực hiện, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. Có một số công trình đơn vị tư vấn áp dụng sai các đơn giá, định mức trong quá trình lập dự toán xây dựng công trình.
Trách nhiệm của các đơn vị tư vấn không cao, trong thực tế do chế độ Nhà nước quy định về các chi phí tư vấn (khảo sát, thiết kế, ...) được tính tỷ lệ thuận theo chi phí xây dựng công trình nên các nhà thầu tư vấn thiết kế thường có xu hướng tăng quy mô và hệ số an toàn của công trình cao hơn mức bình thường để tăng giá trị công trình, nhằm tăng chi phí tư vấn để hưởng lợi mà ít chú ý nghiên cứu, thiết kế hợp lý để giảm bớt khối lượng
không cần thiết, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn SNCTCĐT.
Công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán của đơn vị tư vấn thẩm tra cũng hết sức qua loa, trách nhiệm không cao và cũng không phát hiện được nhiều sai sót trong quá trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của đơn vị tư vấn thiết kế. Sau khi, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ được ban hành và có hiệu lực từ ngày 05/8/2015 thì công tác thẩm tra, thẩm định do Sở Xây dựng chủ trì và thực hiện, việc này đã nâng cao được chất lượng của công tác thẩm tra, thẩm định do Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn và có trách nhiệm gắn liền của một cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy, cũng đã hạn chế được nhiều sai sót, lãng phí vốn SNCTCĐT. Tuy nhiên, việc thẩm định tại Sở Xây dựng còn nhiều thủ tục rườm rà, thời gian thẩm định còn chậm so với yêu cầu và vẫn còn tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu, quan liêu gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn SNCTCĐT của đơn vị.
Công tác phê duyệt thiết kế, dự toán chưa chi tiết, chưa bám sát các đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật dẫn đến khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.
- Công tác đấu thầu chưa tiết kiệm được nhiều cho nguồn vốn SNCTCĐT tại đơn vị:
Chất lượng công tác đấu thầu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, đặc biệt là chất lượng, năng lực của Tổ tư vấn đầu thầu. Tuy nhiên, tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh thì Tổ tư vấn đấu thầu được thành lập theo tính chất tạm thời tùy thuộc vào từng gói thầu cụ thể và các thành viên làm việc cũng theo tính chất kiêm nhiệm.Vì vậy, việc nhận thức, hiểu biết về các quy định trong đầu thầu của những người làm công tác đấu thầu còn chưa đúng, chưa đầy đủ dẫn đến khi xây dựng các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ tạo khe hở, gây khó khăn trong quá trình đấu thầu, ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch trong đấu thầu, đặc biệt gây khó khăn trong việc chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực để thực hiện gói thầu.
Mặt khác, do quy mô đầu tư xây dựng nhỏ nên chủ yếu là chỉ định thầu và chủ yếu là chỉ định các nhà thầu đóng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, việc tìm được các nhà thầu có năng lực tốt trên cả nước là rất khó, điều đó ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng của công trình và công tác quản lý cũng gặp khó khăn hơn do không chọn được các nhà thầu có trình độ.
Tất cả những điều đó làm cho chất lượng của công tác đấu thầu bị hạn chế dẫn đến chưa tiết kiệm được nhiều cho nguồn vốn SNCTCĐT tại đơn vị. Cụ thể, trong năm giai đoạn 2011 – 2016, tổng số tiền tiết kiệm từ công tác đấu thầu là 110,223 triệu đồng.
- Công tác quản lý vốn SNCTCĐT trong giai đoạn thi công công trình vẫn chưa đảm bảo tính tiết kiệm, còn xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí:
Trong giai đoạn 2011 – 2016, đã có 04 công trình cần phải bổ sung vốn để thực hiện công tác thi công với tổng chi phí bổ sung là 401 triệu đồng. Điều này cho thấy công tác quản lý vốn trong công tác thi công vẫn chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo được tính tiết kiệm, đặc biệt một số công trình còn để xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, đơn cử như công trình “Khu nhà tạm cấp IV cho CBCC tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo” do trong hợp đồng không quy định rõ thông số kỹ thuật và nhãn mác của nhà sản xuất của các loại vật tư, thiết bị, vì vậy trong quá trình thi công nhà thầu đã đưa một số chủng loại vật tư thiết bị có giá thành rẻ hơn vào sử dụng cho công trình, nhưng khi thanh toán thì vẫn phải thanh toán cho nhà thầu được thanh toán theo giá trong đơn giá của hợp đồng (đơn giá này tương ứng với chủng loại vật tư có giá thành cao hơn). Đây là một trong những kẽ hở để cho nhà thầu trục lợi làm thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng.
Trong giai đoạn này có 05 công trình bị chậm tiến độ, điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của việc đầu tư đặc biệt gây lãng phí về thời gian và làm tăng chi phítrong công tác quản lý.
- Công tác nghiệm thu chưa thực sự mang lại hiệu quả trong việc hạn chế thất thoát vốn SNCTCĐT.
Công tác nghiệm thu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng, nhưng trên thực tế công tác này tại đơn vị lại chưa được chú trọng, còn nhiều tồn tại và bất cập. Vì nhân lực quá ít nên việc nghiệm thu chủ yếu dựa vào báo cáo của đơn vị tư vấn giám sát, trong khi đó năng lực và đặc biệt là trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát không cao, thậm chí có tình trạng tư vấn giám sát thông đồng với nhà thầu đưa các chủng loại vật tư, thiết bị có giá thành rẻ, chất lượng không đảm bảo vào thi công
công trình gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Bảng 3.20: Tình hình công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn năm 2011-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Giá trị khối lƣợng công việc theo hợp đồng Giá trị khối lƣợng đƣợc nghiệm thu Chênh lệch 2011 1.538 1.538 0 2012 6.303 6.303 0 2013 6.451 6.451 0 2014 7.185 7.185 0 2015 7.585 7.585 0 2016 7.815 7.815 0 Tổng cộng 36.877 36.877 0
Nguồn: Văn phòng Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
Với các số liệu tại Bảng 3.25 nêu trên cho thấy trong giai đoạn 2011 – 2016 tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, công tác nghiệm thu không phát hiện được các sai sót trong quá trình thi công, không có sự chênh lệch giữa khối lượng nghiệm thu và khối lượng hợp đồng, điều này chứng tỏ công tác nghiệm thu chưa thực sự nghiêm túc và không góp phần vào việc sử dụng vốn SNCTCĐT theo tiêu chí đảm bảo tính tiết kiệm và không lãng phí.
- Công tác thanh toán:
Công tácthanh toán vẫn đang tồn tại nhiều sai sót trong việc áp dụng tiêu chuẩn, chế độ quy định và chưa hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn SNCTCĐT:
Việc kiểm tra, kiểm soát trong công tác thanh toán chưa được thực hiện kỹ càng, cơ sở để thanh toán chủ yếu dựa trên các hồ sơ, biên bản nghiệm thu để thanh toán mà chưa chú trọng đối chiếu với các tiêu chuẩn, chế độ quy định và chưa quan tâm đến khối lượng thực tế đã thực hiện, dẫn đến dễ bỏ sót các khối lượng không thực hiện mà vẫn được thanh toángây thất thoát, lãng
phí vốn SNCTCĐT.
Bảng 3.21: Tình hình cắt giảm bởi thanh tra, kiểm tra và kiểm toán đối với khối lượng thanh toán hoàn thành tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn năm 2011-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Giá trị đã đƣợc thanh toán Giá trị cắt giảm theo kiểm toán Giá trị cắt giảm theo thanh tra, kiểm tra Tổng giá trị cắt giảm 2011 1.538 10,126 24,364 34,49 2012 6.303 9,276 93,272 102,548 2013 6.451 0 85,688 85,688 2014 7.185 12,359 99,39 111,749 2015 7.585 0 65,729 65,729 2016 7.815 0 19,131 19,131 Tổng cộng 36.877 31,761 387,574 419,335
Nguồn: Văn phòng Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
Nhìn vào số liệu tại Bảng 3.26 nêu trên, có thể thấy rằng công tác thanh toán khối lượng hoàn thành tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2016, chưa đảm bảo tiêu chí sử dụng vốn tiết kiệm. Việc thanh toán còn xảy ra sai sót dẫn đến khi thanh tra, kiểm tra và kiểm toán phải giảm trừ làm cho hiệu của của việc sử dụng vốn SNCTCĐT bị ảnh hưởng.
- Công tác quyết toán:
Công tác quyết toán chưa mang lại hiệu quả cao trong việc hạn chế thất thoát, lãng phí và tiết kiệm vốn SNCTCĐT:
Việc quyết toán chủ yếu dựa trên hồ sơ, chứng từ đã được thực hiện trong quá trình triển khai nên chỉ phát hiện sai sót ở góc độ chấp hành các chế độ chính sách chứ chưa phát hiện được sự thất thoát, lãng phí từ khối lượng nghiệm thu so với khối lượng thực tế hoàn thành.
SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn năm 2011-2016” thì số ý kiến kiến nghị về giá trị thanh toán, quyết toán vốn SNCTCĐT là 08 kiến nghị, cho thấy chất lượng công tác công tác quyết toán vốn SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang còn hạn chế, sau khi quyết toán vẫn đang còn bị giảm trừ bởi các đoàn thanh tra, kiểm tra.
c. Công tác kiểm tra nội bộ:
Công tác kiểm tra nội bộ chưa phát hiện được nhiều sai sót do việc kiểm tra công tác đầu tư xây dựng từ vốn SNCTCĐT chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch kiểm tra thường xuyên của Đoàn kiểm tra nên nhiều khi chưa được quan tâm, chú trọng. Các sai sót, hạn chế thường chỉ được phát hiện bởi các Đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của Tổng cục Hải quan và của Bộ Tài chính phát hiện là chủ yếu.
Nhìn vào số liệu của Bảng 3.17 “Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra vốn SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn năm 2011-2016 bởi Đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ thuộc Cục” và Bảng 3.19 “Kết quả xử lý sau thanh tra, kiểm tra vốn SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn năm 2011-2016” cho thấy trong giai đoạn 2011 – 2016, công tác kiểm tra nội bộ hầu như không phát hiện được các sai sót nào mang tính định lượng về việc sử dụng vốn SNCTCĐT, các sai sót được phát hiện chủ yếu về mặt hồ sơ triển khai.
3.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại:
a. Nguyên nhân chủ quan
Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu.
Trong các nội dung quản lý vốn SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh vì phần lớn công việc đều do Bộ phận XDCB trực tiếp thực hiện từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu quyết toán. Để quản lý và thực hiện tốt các công việc này đòi hỏi cần phải có một đội ngũ các cán bộ, công chức đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu về năng lực. Trong khi đó, nhân lực dành cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại đơn vị còn thiếu mặt khác lại còn phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác (như: làm các báo cáo, xử lý các công văn đến, công văn đi liên quan đến Bộ phận xây dựng cơ bản và của Phòng, …), dẫn đến việc quá tải khi phải thực hiện nhiều công việc điều này làm ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng khi triển khai sử dụng vốn SNCTCĐT. Đối với đội ngũ làm công tác đấu thầu thì nguồn nhân sự của các Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định đấu thầu chủ yếu được chọn lọc từ các cán bộ công chức được thuộc Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Thanh tra, làm việc theo hình thức kiêm nhiệm. Nguyên tắc chọn trên cơ sở là các cán bộ công chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ đấu thầu và có kinh