Kinh nghiệm quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ của một số Cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 38)

Sơ đồ 1.1 : Cách thức kiểm tra

1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ của một số Cục

một số Cục Hải quan và bài học rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư của một số Cục Hải quan. một số Cục Hải quan.

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý vốn SNCTCĐT củaCục Hải quan Nghệ An.

Trong những năm gần đây, ngành Hải quan bước vào giai đoạn đổi mới mô ̣t cách toàn diê ̣n , mạnh mẽ , triển khai chương trình Hiện đại hoá Ngành Hải quan theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Cục Hải quan Nghệ An đã tập trung củng cố về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức. Nhiệm vụ chủ yếu của Hải quan Nghệ An là tập trung xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh; tăng cường đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị; tổ chức thực hiện tốt việc làm thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh nhanh chóng, thuận tiện, chủ động trong công tác điều tra, nắm tình hình, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm nhằm đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và các loại tội phạm ma tuý qua biên giới, góp phần thúc đẩy hoạt

địa bàn phát triển. Trong đó, nhiệm vụ “tăng cường đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị” là một trong những nhiệm vụ được Cục Hải quan Nghệ An đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều kết quả, góp phần đưa Hải quan Nghệ An từng bước hiện đại hóa theo lộ trình đặt ra. Để có được kết quả trên thì Cục Hải quan Nghệ An đã làm tốt công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại đơn vị, thể hiện ở một số mặt sau:

- Công tác lập kế hoạch luôn được coi là một trong những công tác quan trọng, quyết định tính hiệu quả của sự đầu tư nên được Lãnh đạo rất quan tâm. Việc lập kế hoạch luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Cục vì vậy đã hạn chế được sự lãng phí, đầu tư không đúng mục đích.

- Công tác quản lý dự án luôn được đơn vị thực hiện theo đúng quy trình, quy định từ bước chuẩn bị đầu tư, đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Đặc biệt,trong khâu lập dự toán xây dựng công trình luôn được quản lý chặt thông qua việc kiểm tra, kiểm soát đơn giá, định mức XDCB từ đó làm căn cứ để xây dựng dự toán, cấp phát thu hồi tạm ứng, thanh quyết toán công trình XDCB hoàn thành… Việc kiểm soát chặt chẽ dự toán ngay từ đầu sẽ giảm thiểu được sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

- Để đảm bảo việc triển khai thực hiện các công trình theo đúng quy định và để dễ kiểm tra kiểm, soát trong từng bước đơn vị đã xây dựng và ban hành các quy trình ISO triển khai thực hiện công trình.

-Công tác quản lý chi phí tạm ứng, thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ, kỹ càng từ việc kiểm tra đơn giá, định mức, kiểm tra khối lượng nghiệm thu thực tế và khối lượng hợp đồng, kiểm tra khối lượng tạm ứng và khấu trừ tạm ứng qua các lần thanh toán. Nhờ thực tốt công tác này nên đã hạn chế được nhiều sai sót trong đầu tư xây dựng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý vốn SNCTCĐT củaCục Hải quan Hà Nội.

Cục Hải quan Hà Nội được thành lập ngày 02/4/1955, trải qua 62 năm hình thành và phát triển Cục Hải quan Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu phát triển, hội nhập của Hải quan Thủ đô. Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020 với mục tiêu đến năm

2020 thực hiện mô hình quản lý Hải quan hiện đại, bắt kịp trình độ Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trước mắt tập trung vào một số nhiệm vụ chính trong đó có nhiệm vụ “ Xúc tiến nhanh việc xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị, cũng như tiếp tục cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quản lý hải quan hiện đại”.

Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng nên việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực qua đó đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ công chức góp phần vào mục tiêu cải cách, hiện đại hóa của Cục Hải quan Hà Nội.

Kinh nghiệm để quản lý có hiệu quả vốn SNCTCĐT tại Hải quan Hà Nội đó là:

- Để triển khai các công trình cũng như quản lý có hiệu quả nguồn vốn NSCTCĐT Cục đã thành lập Ban quản lý, điều hành các dự án đầu tư xây dựng thuộc Cục. Ban quản lý, điều hành này sẽ chịu trách nhiệm triển khai các công trình từ bước chuẩn bị khởi công cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, song song với các bước triển khai công trình Ban quản lý, điều hành sẽ quản lý vốn được cấp để đầu tư xây dựng thông qua việc quản lý các chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí thiết kế, chi phí khác, … đồng thời thực hiện các quy trình, thủ tục để tạm ứng, thanh toán, quyết toán cho nhà thầu, … Việc thành lập Ban quản lý, điều hành các dự án đã giúp việc triển khai đầu tư các công trình trở nên đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn do các thành viên trong ban đều được chọn theo từng vị trí phù hợp với các nhiệm vụ chức năng của mình nên từng vị trí sẽ đáp được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ để triển khai, qua đó góp phần thực hiện tốt công tác quản lý vốn SNCTCĐT và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Hàng năm hoặc khi có các chế độ chính sách mới thì Cục đều gửi cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Sở Xây dựng, Cục Tài vụ Quản trị (Tổng cục Hải quan) luôn được Cục quan tâm chú trọng nhờ vậy việc triển khai các công trình luôn được triển khai nhanh chóng, kịp thời

mang lại hiệu quả nhất định trong việc quản lý vốn SNCTCĐT.

- Công tác kiểm tra, giám sát luôn được Cục chú trọng bằng cách thành lập các đoàn kiểm tra nội bộ để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với việc sử dụng vốn SNCTCĐT, cũng như kiểm tra tính hiệu quả của công trình.Qua đó phát hiện ra các sai sót để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.

1.3.2. Bài học rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vốn SNCTCĐT của Cục Hải quan Nghệ An và Cục Hải quan Hà Nội, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý vốn SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh như sau:

Một là: Phải tập trung làm tốt công tác lập kế hoạch, có sự kiểm tra kiểm soát ngày từ đầu đối với công tác này, nhằm đảm bảo kế hoạch đặt ra phải bám sát với nhiệm vụ chung của Cục nói riêng và của toàn ngành nói chung, kế hoạch đặt ra phải đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực khi thực hiện đầu tư.

Hai là: Thực hiện tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng theo các

quy định hiện hành nhằm nâng cao chất lượng công trình, cũng như hạn chế được tối đa sự thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình.

Ba là: Công tác sử dụng và đào tạo cán bộ phải hợp lý, bố trí đúng

người, đúng việc phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ. Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức học tập chế độ chính sách, cập nhập kiến thức mới là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ.

Bốn là: Xây dựng bộ máy điều hành, quản lý vốn NSNN nói chung và

quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng theo hướng phân định trách nhiệm rõ ràng, thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật.

Năm là: Thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý vốn SNCTCĐT để kịp thời phát hiện các sai sót, chấn chỉnh kịp thời. Định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan để trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)