4.3.3 .Hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ
4.3.4. Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm
làm công tác quản lý vốn SNCTCĐT.
Trong giai đoạn 2010-2016 cán bộ thuộc văn phòng (là đơn vị đơn vị được giao quản lý vốn SNCTCĐT) thay đổi theo quy định luân chuyển định kỳ của Tổng cục Hải quan nên mặc dù được đào tạo cơ bản nhưng cán bộ công chức làm công tác quản lý vốn SNCTCĐT lại thiếu kinh nghiệm do làm việc được một thời gian theo quy định là phải luân chuyển chỗ khác, các cán bộ cũng chưa thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ cán bộ là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của bộ máy quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng và công tác quản lý tài chính nói chung. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách, giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt cần được xem như một khâu then chốt trong việc tăng cường công tác quản lý tài chính nói chung quản lý vốn SNCTCĐT nói riêngtại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. Theo hướng đó, để có một đội ngũ cán bộ tài chính đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý tài chính, kế toán, Cục cần thực hiện các giải pháp như:
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý vốn SNCTCĐT hiện có:
+ Cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý vốn SNCTCĐT của Cục cả về năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức. Từ đó, sắp xếp lại bộ máyđiều hành, quản lý tài chính nói chung, quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng theo hướng phân định trách nhiệm rõ ràng, phân công lao động phù hợp với chuyên môn trình độ của từng người, đúng nguyên tắc không kiêm nhiệm.
+ Tăng cường và bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận trực tiếp triển khai thực hiện kế hoạch vốn SNCTĐT (cụ thể ở đây là bộ phận XDCB) vì hiện tại bộ phận này chỉ có một cán bộ trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến triển khai kế hoạch vốn dẫn đến tiến độ công việc sẽ bị chậm, việc thực hiện sẽ có phần mang tính chủ quan, khó có thể phát hiện ra nhiều sai sót khi chỉ có một cán bộ tự làm và tự kiểm tra.
+ Nêu cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp, cần xem xét, bố trí các công việc khác cho phù hợp đối với những cá nhân có năng lực yếu, phẩm chất đạo đức kém, kiên quyết không sử dụng những cá nhân này làm công tác quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng, quản lý tài chính nói chung.
+ Thường xuyên cử cán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung, quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng tham dự các lớp đào tạo tập trung, các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn,... nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ này. Đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính phải là những cán bộ trung thực, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi nên cần quán triệt quan điểm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, đào tạo phải đạt hiệu quả thực chất, không chạy theo bằng cấp.
+ Khuyến khích cán bộ, nhân viên tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, phục vụ cho công tác chuyên môn. Việc khuyến khích có thể thực hiện thông qua các cơ chế khen thưởng, cơ chế trả lương theo chất lượng công việc,...
+ Định kỳ, có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn của các cán bộ nhằm mục đíchphân loại cán bộ để bố trí hợp lý vào các vị trí phù
thức nghiệp vụ và tự hoàn thiện mình.
+ Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ định kỳ một cách linh hoạt, đối với một số cán bộ chủ chốt, có trình độ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt cần đề xuất phương án giữ lại để tiếp tục thực hiện và có cơ chế đãi ngộ phù hợp để cán bộ đó yên tâm công tác và cống hiến.
- Đối với việc tuyển dụng lao động mới:
Khi thực hiện việc tuyển dụng lao động mới làm công tác tài chính trong đó có quản lý vốn SNCTCĐT, Cục có thể xây dựng các tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội này.