Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
4.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ tại Cục
tƣ tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
4.2.1. Định hướng phát triển của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
Trước những thách thức mới của nền kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hoá, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tập trung vào bốn nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:
a. Cải cách hành chính, hiện đại hóa Hải quan, tiếp tục tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Bám sát kế hoạch phát triển Hải quan đến năm 2020 của Tổng cục Hải quan và tình hình thực tế tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh để đề ra các giải pháp thích hợp và kịp thời.
- Triển khai phối hợp thu ngân sách với các Ngân hàng thương mại đã có cam kết với Tổng cục Hải quan trong quy trình hiện đại hóa thu nộp NSNN, giảm thời gian, chi phí đi lại cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng.
- Tiếp tục vận hành tốt hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS và hướng dẫn, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
- Nâng cao hiệu quả công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác áp dụng quản lý rủi ro;
- Đảm bảo kinh phí và tiến độ trang bị phương tiện, trang bị hiện đại phục vụ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị.
- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất nhằm duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả công việc của các đơn vị thuộc và trực thuộc.
quy định hiện hành về chi NSNN.
- Tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trụ sở Cục.
b. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước giao.
- Tiếp tục cải cảnh thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng hành và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động XNK;
- Có chính sách khuyến khích phù hợp nhằm động viên, thu hút doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan và nộp thuế tại đơn vị;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục tăng cường triển khai các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; hoàn thiện hồ sơ xin xóa nợ thuế. Phấn đấu hoàn thiện hồ sơ các doanh nghiệp đủ điều kiện gửi Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xem xét khi Thông tư hướng dẫn xóa nợ thuế có hiệu lực, giảm nợ xấu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
c. Đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và buôn bán, vận chuyển ma túy
- Tiếp tục triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan theo Quyết định 65/2004/QĐ-TTg trong đó tập trung vào: xác định đối tượng trọng điểm, mặt hàng trọng điểm, địa bàn trọng điểm; Chú trọng xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật hoạt động tại các địa bàn trọng điểm; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nhân dân tố giác tội phạm, cung cấp thông tin; Xác lập chuyên án và tổ chức đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm.
- Phối hợp với các cơ quan, Đoàn thể vận động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống ma túy tới từng tổ chức, cá nhân thường xuyên hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới và nhân dân sinh sống trên địa bàn cửa khẩu, ven biển.
d. Xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, vai trò trách nhiệm của người lãnh đạo trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành phòng chống, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật xảy ra trong từng đơn vị.
- Đổi mới cách phổ biến, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các quy định về chế độ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị khi để vụ việc sai phạm xảy ra trong đơn vị.
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các quy định về chế độ trách nhiệm và xử lý để có cơ sở đánh giá kết quả triển khai.
- Tăng cường việc quán triệt sâu, rộng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ đảng và lãnh đạo các đơn vị về xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Phát động các phong trào thi đua thiết thực gắn với yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn để động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Có chính sách khen thưởng động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt, chấn chỉnh, xử lý các tập thể, cá nhân chưa tốt, ảnh hưởng đến phong trào chung.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của Ngành tại các đơn vị trực thuộc. Tăng cường công tác thanh tra công vụ để kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng lao động
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được các đoàn kiểm tra nhắc nhở, đồng thời tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát về công tác tổ chức cán bộ đảm bảo chế độ chính sách, quyền lợi cán bộ, công chức và các điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, ngạch bậc theo quy định.
4.2.2. Định hướng hoàn thiện quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
Trên cơ sở định hướng phát triển của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cũng như để phù hợp với bối cảnh mới, đòi hỏi công tác quản lý vốn NSNN nói chung, quản lý vốn SNCTCĐT nói riêng cần phải hoàn nhằm đảm bảo vốn NSNN trong đó có vốn SNCTCĐT phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả. Phương hướng quản lý vốn SNCTCĐT trong thời gian tới mà Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cần phải hoàn thiện theo một số nội định hướng như sau:
tác lập kế hoạch vốn và nâng cao hiệu quả của các công trình được đầu tư xây dựng từ vốn SNCTCĐT.
Hai là,Quản lý vốn SNCTCĐT cần phải nâng cao chất lượng đối với
công tác nghiệm thu, thanh toán và quyết toán theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ tồn đọng và loại trừ có hiệu quả những sai phạm có phương hại đến ngân sách nhà nước, giảm giá thành và nâng cao chất lượng các công trình được xây dựng trong thời gian tới của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
Ba là,Quản lý Nhà nước đối với vốn SNCTCĐT theo hướng nâng cao
năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng, nâng cấp, sửa chữa các công trình sử dụng vốn SNCTCĐT tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
Bốn là,Việc quản lý nhà nước đối với vốn NSNN nói chung, vốn
SNCTCĐT nói riêng, cần được thực hiện theo hướng kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác này để họ chuyên tâm thực hiện tốt trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Có cơ chế, hình thức thưởng, phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm làm lãng phí, thất thoát, tham ô, tham nhũng tài sản của Nhà nước.
Năm là, việc quản lý Nhà nước đối với với vốn NSNN nói chung, vốn
SNCTCĐT nói riêng phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên, từ đó kiến nghị việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triểncủa khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sứclàm cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn đối với quản lý vốn NSNN trong đó có vốn SNCTCĐT trong thời gian tới.