7. Kết cấu của đề tài:
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
3.2.4. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Nhƣ đã phân tích ở trên, nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của VCB hiện tại thiếu chỉ tiêu phân tích tổng thể khả năng hoạt động và làm tƣơng quan so sánh với chính sách tín dụng đang áp dụng cho doanh nghiệp (cụ thể là kỳ hạn cho vay). Để khắc phục hạn chế này, ngƣời viết khuyến nghị bổ sung chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh vào phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp nhƣ sau:
Chu kỳ luân chuyển tiền bình quân = Kỳ tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân – Kỳ phải trả bình quân. (ngày) [3.3]
Công thức 3.3 Chu kỳ luân chuyển tiền bình quân
Chu kỳ luân chuyển tiền có thể xem là chu kỳ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp từ khi thanh toán cho nhà cung cấp đến đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất và cuối cùng là thu tiền hàng từ khách hàng hàng. Đối với các doanh nghiệp vay vốn, chu kỳ này cũng gần tƣơng ứng với chu kỳ vay và trả nợ của doanh nghiệp khi vay tiền để thanh toán cho cung cấp và cuối cùng là nhận tiền từ khách hàng để trả nợ vay.
Báo cáo thẩm định về phân tích tài chính doanh nghiệp cần phân tích từ cấu phần trong chu kỳ luân chuyển tiền để chỉ ra các khâu yếu kém trong chu kỳ để cải thiện. Đồng thời, thực hiện so sánh giữa chu kỳ luân chuyển tiền và kỳ hạn vay của doanh nghiệp để đánh giá rủi ro phát sinh nợ quá hạn.
Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu cần bổ sung các so sánh với chỉ số trung bình ngành để chỉ ra hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Ứng dụng vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty Hùng Vƣơng:
Bảng 3.4. Bổ sung các chỉ tiêu về khả năng hoạt động Công ty Hùng Vƣơng
Chỉ tiêu về khả năng hoạt động 2020 2019 Trung bình ngành
1 Vòng quay tổng tài sản 1,10 1,42 0,62
2 Vòng quay khoản phải thu 1,93 2,60 2,2
4 Số vòng quay hàng tồn kho 4,40 4,55 5 Vòng quay khoản phải trả 4,48 5,66 6 Chu kỳ luân chuyển tiền bình quân 191 156
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính Công ty Hùng Vương Dựa vào các chỉ tiêu bổ sung, ta có thể phân tích thêm các thông tin sau:
Chu kỳ luân chuyển tiền năm 2020 của Công ty Hùng Vƣơng là 191 ngày tƣơng đƣơng khoản 6 tháng 11 ngày. Trong đó, thời gian tồn kho là 82,9 ngày, thời gian 189 ngày và thời gian chiếm dụng vốn nhà cung cấp đƣợc trừ là 81,4 ngày. Có thể thấy chu kỳ luân chuyển tiền của Công ty Hùng Vƣơng tăng thời gian từ mức 156 ngày năm 2019 lên 191 ngày năm 2020 tƣơng đƣơng tăng 35 ngày. Điều này thể hiện hiệu quả chung về khả năng hoạt động của công ty giảm mạnh so với năm 2019. Về cơ cấu trong chu kỳ luân chuyển tiền, thời gian thu hồi công nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn 90%. Tuy nhiên năm 2020, công ty chậm thu hồi khoản phải thu nên chu kỳ kinh doanh chậm hơn. Do đó để cải thiện hiệu quả hoạt động, công ty cần tập trung cải thiện khả năng thu hồi công nợ từ khách hàng.
Hiện tại kỳ hạn vay của công ty là 7 tháng tƣơng đƣơng 210 ngày lớn hơn 29 ngày so với chu kỳ kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Đây vẫn là mức an toàn khi kỳ hạn vay vẫn dƣ gần 1 tháng so với chu kỳ luân chuyển tiền thông thƣờng. Điều này giúp công ty có thời gian đối phó với các rủi ro khi có biến cố bất thƣờng trong hoạt đông kinh doanh tránh khả năng phát sinh nợ quá hạn.
So với trung bình ngành, vòng quay tổng tài sản của công ty tốt hơn so với trung bình chung nhờ quy mô nhỏ. Tuy nhiên số vòng quay khoản phải thu đã giảm thấp hơn với trung bình ngành.
Việc bổ sung chu kỳ luân chuyển tiền vào hệ thống chỉ tiêu tạo cơ sở để đánh giá tổng thể hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và có thể so sánh sự phù hợp giữa chu kỳ kinh doanh với kỳ hạn vay của doanh nghiệp. Đồng thời cũng chỉ ra khâu yếu kém cần cải thiệu để tăng hiệu quả mà trong trƣờng hợp của Công ty Hùng Vƣơng là vòng quay khoản phải thu. Bên cạnh bổ sung chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền, việc so sánh với trung bình ngành cũng đem lại thêm các đánh giá về khả năng hoạt động khi so với mặt bằng chung.
3.2.5. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng
Về nhóm chỉ tiêu về tăng trƣởng, tại Vietcombank Quy Nhơn, các chỉ tiêu tăng trƣởng hiện tại tập trung tính toán sự phát triển của doanh nghiệp ở các khoản mục chính tổng thể nhƣ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu và lợi nhuận. Các chỉ tiêu này đã đánh giá đƣợc xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp về cả quy mô và doanh số.
Ngoài các chỉ tiêu hiện tại, Vietcombank Quy Nhơn nên bổ sung chỉ tiêu tăng trƣởng nợ vay của doanh nghiệp để đánh giá một cách cá biệt hóa sự ảnh hƣởng của quy mô nợ vay đến doanh nghiệp. Từ đó đánh giá đƣợc phù hợp giữa tăng hạn mức tín dụng và sự phát triển của doanh nghiệp.
Thực nghiệm trong phân tích báo cáo tài chính của Công ty Hùng Vƣơng:
Bảng 3.5 Phân tích bổ sung nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trƣởng Công ty Hùng Vƣơng
Chỉ tiêu về khả năng tăng trƣởng 2020 2019
1 Tăng trƣởng về doanh thu -30,42% 18,90%
2 Tăng trƣởng lợi nhuận -33,53% -34,40%
3 Tăng trƣởng về tổng tài sản 23,21% -32,31%
4 Tăng trƣởng về nợ phải trả 2,87% -43,95%
5 Tăng trƣởng vốn chủ sở hữu 70% 29%
6 Tăng trƣởng nợ vay 3% 6%
Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC Công ty Hùng Vương Dựa vào các chỉ tiêu bổ sung, ta có thể phân tích thêm các thông tin sau:
Năm 2020 vốn vay tăng 3% trong khi năm 2019 vốn vay của công ty tăng 6%. Nhìn chung do năm 2019 công ty tăng trƣởng mạnh về doanh thu nên nợ vay của công ty tăng mạnh để bổ sung vốn. Năm 2020, hoạt động kinh doanh giảm và có nguồn bổ sung từ vốn chủ sở hữu nên vốn vay chỉ tăng 3%. Có thể thấy công ty tăng vốn vay để tài trợ cho tăng trƣởng tài sản. Tuy vậy doanh thu không tăng khi tăng quy mô tín dụng. Nếu tình hình kinh doanh tiếp tục giảm sút, công ty có xu hƣởng giảm vay nợ mà phụ thuộc nhiều hơn vào vốn chủ để giảm gánh năng nợ vay
3.2.6. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời hiện tại Vietcombank Quy Nhơn đang sử dụng đã tƣơng đối đầy đủ về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp khách hàng. Các chỉ đánh giá đƣợc hầu hết các khía cạnh sinh lời nhƣ lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ kinh doanh và lợi nhuận ròng. Đồng thời Vietcombank Quy Nhơn cũng sử dụng các chỉ tiêu để phản ảnh các tỷ lệ sinh lời trên các nguồn lực của doanh nghiệp nhƣ tỷ lệ sinh lời tổng tài sản hay tỷ lệ sinh lời từ vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, để đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp với mặt bằng chung của ngành, Vietcombank Quy Nhơn cần so sánh bổ sung các chỉ
tiêu này với chỉ số trung bình ngành.
3.2.7. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu dòng tiền
Hiện nay, Vietcombank Quy Nhơn chƣa có các chỉ tiêu phân tích về dòng tiền của doanh nghiệp cũng nhƣ ít chú trọng phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Điều này tiềm ẩn rủi ro đánh giá không đúng về tài chính doanh nghiệp. Theo đó, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ phản ảnh dòng tiền và khả năng tạo tiền thực tế của doanh nghiệp. Các bất thƣờng trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có thể làm rõ các rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp nhƣ chậm thu hồi công nợ hoặc phát sinh chi trả trong lớn trong kỳ,…
Qua các phân tích ở chƣơng 2 cho thấy, Vietcombank Quy Nhơn cần bổ sung các chỉ tiêu phân tích về dòng tiền của doanh nghiệp cụ thể gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu:
=
(%) [3.4]
Công thức 3.4 Tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu
Chỉ tiêu phản ánh rằng 100 đồng doanh thu có thể tạo bao nhiêu tiền mặt cho doanh nghiệp hay nói cách khác là khả tạo tiền mặt từ doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu giúp loại ra các doanh thu ảo, doanh thu không có khả năng thu hồi vốn, chậm thanh toán trong kỳ. Từ đó đánh giá đƣợc doanh thu thực chất tạo tiền của doanh nghiệp.
+ Lƣu chuyển tiền từ kinh doanh trên doanh thu
Lƣu chuyển tiền từ kinh doanh trên doanh thu =
Công thức 3.5 Lưu chuyển tiền từ kinh doanh trên doanh thu
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hay khả năng tạo tiền từ doanh thu của doanh nghiệp. Các dấu
Tỷ lệ tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần
hiệu về rủi ro không thu hồi công nợ thể hiện rất rõ tại chỉ tiêu này khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm so với doanh thu.
+ Khả năng tạo tiền
Khả năng tạo tiền =
(%) [3.6]
Công thức 3.6 Khả năng tạo tiền
Chỉ tiêu giúp phản ánh tổng thể dòng tiền của doanh nghiệp khi so với doanh thu cũng nhƣ mức độ tạo tiền hoặc sử dụng tiền của doanh nghiệp
Ứng dụng trong phân tích dòng tiền của Công ty Hùng Vƣơng:
Bảng 3.6 Phân tích bổ sung nhóm chỉ tiêu dòng tiền Công ty Hùng Vƣơng
Nhóm chỉ tiêu dòng tiền 2020 2019 2018
1 Tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu 108,93% 81,46% 101,66% 2 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
trên doanh thu 0,06% 3% 12%
3 Khả năng tạo tiền 6,53% - 6,52% 7,69%
Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC Công ty Hùng Vương Dựa vào các chỉ tiêu bổ sung, ta có thể phân tích thêm các thông tin sau
Tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu năm 2020 đạt 108,93% doanh thu thuần. Tăng hơn 28% so với năm 2019. Năm 2019 doanh thu công ty lớn nhƣng tiền thu từ kinh doanh không nhiều tỷ lệ tiền thực thu trên donh thu đạt thấp trong cả 3 năm chỉ đạt 81,46%. Do đó, năm 2020, công ty tích cực thu hồi các công nợ phát sinh trong năm 2019 làm tăng số tiền thu từ kinh doanh vƣợt doanh thu trong năm. Điều này phản ảnh dấu hiệu chậm thu hồi công nợ của công ty. Khả năng thu hồi công nợ giảm ảnh hƣởng phần nào đến lƣu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh làm dòng tiền này giảm sâu. Do đó tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu năm 2020 cũng giảm sâu so với năm 2018 và chỉ đạt 0.06%. Thêm vào đó, chỉ số này phản ảnh lợi nhuận thực bằng tiền của công ty trong năm nên có thể thấy tuy lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh lớn nhƣng lợi nhuận thực tiền của công ty không cao.
Về tổng thể dòng tiền, chỉ tiêu phản ảnh khả năng tạo tiền dƣơng ở năm 2020, năm 2018 và âm ở năm 2019. Nhìn chung công ty sử dụng hoặc tạo ra tiền ổn định ở mức 6% - 7% doanh thu. Có thể thấy công ty giữ ổn định mức sử dụng tiền không phát sinh các khoản biến động lớn về dòng tiền trong các năm này.
Qua phân tích ở trên, các chỉ tiêu về dòng tiền đã giúp đánh giá lại về doanh thu, lợi nhuận thực tế bằng tiền của doanh nghiệp. Chỉ ra đƣợc dấu hiệu chậm thu hồi công nơ, tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu không cao từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận thực đem lại dòng tiền cho doanh nghiệp.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Quy Nhơn
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích, công tác áp dụng chỉ tiêu phân tích, công tác nhân sự cũng đóng vai trò quan trọng để bộ hệ thống chỉ tiêu phát huy đƣợc hết hiệu quả trong thẩm định cho vay. Do vậy, để phát huy hết đƣợc công dụng của hệ thống chỉ tiêu, Vietcombank Quy Nhơn cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Về công tác phân tích:
Vietcombank Quy Nhơn cần chuẩn hóa công thức tính toán các chỉ tiêu cũng nhƣ các chỉ dẫn về việc phân tích các kết quả tính toán của từng chỉ tiêu cụ thể. Tránh việc phân tích qua loa, đại khái, không đi vào trọng tâm vấn đề mà chỉ tiêu phản ảnh. Đồng thời, để các số liệu đầu vào phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu đƣợc chuẩn xác, Vietcombank Quy Nhơn cần bổ sung quy định về yêu cầu khách hàng kiểm toán báo cáo tài chính.
+ Về công tác nhân sự:
Vietcombank Quy Nhơn cần thƣờng xuyên đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia công tác phân tích tài chính và thẩm định cho vay.
Khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ qua các khóa học, chƣơng trình đào tạo tại các đơn vị giáo dục chuyên nghiệp.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trong phân tích tài chính nói riêng cũng nhƣ tăng cƣờng hiệu quả của công tác thẩm định nói chung, Vietcombank Quy Nhơn rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ trong đó đặc biệt là về cơ sở dữ liệu, chính sách tín dụng toàn hàng và các chƣơng trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Cụ thể:
+ Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin
Các chỉ tiêu trên hệ thống chỉ tiêu hầu hết đƣợc tính toán từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, khi báo cáo tài chính không trung thực hoặc có sai sót sẽ có ảnh hƣởng đến tính chính xác của các chỉ tiêu từ đó ảnh hƣởng đến các phân tích. Hiện nay, các báo cáo tài chính của khách hàng tại Vietcombank hầu hết đều do khách hàng tự lập mà không thông qua đơn vị kiểm toán hay các cơ quan chức năng xác nhận. Do đó, Vietcombank cần bổ sung các quy định về bắt buộc kiểm toán đối với khách hàng tạo điều kiện cho Vietcombank Quy Nhơn đàm phán điều kiện với khách hàng. Các báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán sẽ giúp hệ thống chỉ tiêu tính toán đƣợc chính xác phục vụ cho công tác phân tích nói chung và thẩm định tín dụng nói riêng.
+ Xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ việc phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp
Trong các báo cáo phân tích của Vietcombank Quy Nhơn, hầu hết các chỉ tiêu đều đƣợc phân tích theo phƣơng pháp so sánh với số kỳ trƣớc để đánh giá xu hƣớng tài chính của doanh nghiệp mà ít khi so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành hoặc chỉ tiêu của doanh nghiệp khác. Điều này dẫn đến thiếu các đánh giá về doanh nghiệp trong bức tranh tổng thể của ngành, vị thế hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vietcombank Quy Nhơn khó có thể tự mình xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành vì thiếu dữ liệu do lƣợng khách
hàng doanh nghiệp ít và có quy mô khác nhau.. Do đó, với cơ sở dữ liệu lớn tập trung toàn hệ thống, Vietcombank hoàn toàn có khả năng xây dựng cơ sở dữ liệu về trung bình ngành để cho các chi nhánh trong hệ thống khai thác phục vụ phân tích. Dữ liệu này sẽ là cơ sở tốt cho Vietcombank Quy Nhơn ứng dụng vào hệ thống chỉ tiêu và báo cáo thẩm định của mình.
+ Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Trong công tác phân tích, yếu tố quan trọng nhất vẫn là ngƣời phân tích hay chính là các cán bộ thẩm định. Để nâng cao năng lực vận dụng hệ thống chỉ tiêu nói riêng và chất lƣợng công tác phân tích nói chung, Vietcombank cần hỗ trợ chi nhánh nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cụ thể:
- Thƣờng xuyên tổ chức hoặc cử cán bộ thẩm định tham gia các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới ứng dụng trong công tác thẩm định. Nên tổ chức định kỳ các buổi chia sẻ trao đổi giữa cán bộ thẩm định trong