CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
2.2. Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác đào tạo CNKT của công ty
2.2.1. Các yếu tố thuộc về công ty
Quan điểm của lãnh đạo công ty về đào tạo CNKT
Kết quả phỏng vấn của tác giả đối với Ban lãnh đạo lãnh đạo về Công tác đào tạo được biết:
Về chủ trương: Tất cả người lao động trong công ty đều có cơ hội tham dự các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo nhu cầu công việc của công ty, được công ty tài trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí. Đặc biệt đối với công nhân sản xuất, vẫn là
Ban lãnh đạo Công ty là cố gắng hạn chế những chi phí không cần thiết cho công tác đào tạo, nhưng nếu có giải pháp đem lại hiệu quả lâu dài cho Công ty thì công ty vẫn có khả năng huy động mọi nguồn lực để thực hiện dù điều kiện hiện nay vẫn còn khó khăn.
Mọi tổ chức đều thừa nhận rằng đào tạo là một công cụ quản trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân viên. Tuy nhiên từ việc nhận thức và đi đến hành động xây dựng chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tương xứng thì không phải tổ chức nào cũng làm được.
Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, ban lãnh đạo của công ty coi đào tạo là một khoản chi phí bởi thế quan điểm của lãnh đạo là cố gắng tiết kiệm chi phí giành cho đào tạo bằng cách tận dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của công ty để đào tạo CNKT điều này thể hiện ở việc kế hoạch đào tạo CNKT chủ yếu là đào tạo theo hình thức kèm cặp hướng dẫn, rất ít công nhân được đào tạo tại các trung tâm dạy nghề bên ngoài. Trong nội quy đào tạo của công ty cũng không có điều khoản nào hỗ trợ chi phí cho công nhân tự học tập nâng cao trình độ và công ty chỉ chi trả cho những chương trình đào tạo mà công ty cung cấp. Kinh phí dành cho đào tạo vẫn rất ít chủ yếu là tập trung cho lao động quản lý chứ công nhân thì hầu như là không có. Nhìn chung công tác đào tạo CNKT chưa được lãnh đạo công ty quan tâm.
Ngành nghề và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện đo lường nhiệt độ: gồm điện trở thành phẩm và dây dẫn. Nguyên liệu nhập ngoại từ Nhật Bản là chủ yếu tùy theo nhu cầu của khách hàng, được gia công chế tạo theo đơn đặt hàng của Nhật Bản. Công nghệ ở đây đòi hỏi sử dụng các loại thiết bị gọn nhẹ nhưng độ chính xác cao. Tùy theo mỗi loại sản phẩm mà có công đoạn sản xuất khác nhau, theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sẽ có các công đoạn chính theo quy trình sau:
Cắt dây → nhúng thiếc → hàn nối → rửa sạch sản phẩm bằng dung dịch → sấy khô bằng lò sấy → nhỏ nhựa → sấy nóng lần 2 → kiểm tra cách điện → kiểm tra hình dáng → đóng gói → xuất khẩu.
Quy trình sản xuất sản áp dụng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949 và ISO 14001:2004 tiêu chuẩn quản lý môi trường.
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 là quy định các yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng đối với thiết kế - phát triển, sản xuất, lắp ráp và các dịch vụ liên quan đến ô tô. ISO/TS 16949 được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) và các hiệp hội thương mại quốc gia của Mỹ, Đức, Anh, ý, Pháp và các hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật bản.
Áp dụng ISO/TS – 16949 của công ty nhằm đạt được sự thỏa mãn khách hàng cao nhất đó là: Chất lượng quy trình và chất lượng sản phẩm được cải tiến, thời gian giao hàng đảm bảo. Khi đạt chứng chỉ ISO/TS-16949 Công ty tăng được thế mạnh khi cạnh tranh trên thị trường, vượt qua hàng rào kỹ thuật, thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu. Tiết kiệm chi phí thử nghiệm. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nâng cao độ tin cậy của người mua. Giảm bớt sự kiểm soát thường xuyên của khách hàng nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc. Giảm áp lực của các yêu cầu chế định về chất lượng, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc lưu thông sản phẩm trên thi trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Là công ty 100% vốn đầu tư của Nhật Bản có công ty Mẹ tại Nhật Bản các đơn đặt hàng của công ty từ các khách hàng có tiềm năng tại các nước như; Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Singapor, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan…. Các mẫu hàng của khách hàng đặt đều do các chuyên gia kỹ thuật tại Nhật Bản thiết kế. Với sự chăm chỉ, cần mẫn của công nhân và sự sáng kiến cải tiến quản lý trong sản xuất, sự lãnh, chỉ đạo của Tổng Giám đốc cùng các chuyên gia Nhật Bản và các quản lý của công ty, các sản phẩm của công ty đều được khách hàng đánh giá thường xuyên và đảm bảo chất lượng, đơn đặt hàng được giữ ổn định. Chính vì vậy mặc dù với nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn nói chung và nhất là các doanh nghiệp tại Việt Nam với nhiều doanh nghiệp đã và đang trong tình trạng phá sản thì công ty TNHH Sankoh Việt Nam vẫn đứng vững. Cuối năm 2013 số lượng đơn đặt hàng tăng cao, năm 2014 tăng hơn năm 2013 là 25%.
Bảng 2.1: Thống kê so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh 2012-2013 Tăng (%) 2012 2013 Sản lƣợng Sản phẩn 95.681.000 131.750.780 37.69 Doanh thu USD 11.313.000 16.915.788 49
Nô ̣p ngân sách nhà nƣớc đồng 5.082.000.000 882.873.972 -
Nộp BHXH Tỷ đồng 5.113 7.149 39,8
Thu nhập bình quân Tr. Đồng 3.3 3.5 6
Nguồn: Báo cáo tổng kết SXKD của Sankoh
Theo số liệu thống kê từ các báo cáo kinh doanh của công ty. Năm 2013 Công ty đạt doanh thu tăng 49% so với năm 2012. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước giảm vì năm 2013 công ty đã đầu tư vào chi nhánh tại Lạc Sơn nhiều nên thuế thu nhập doanh nghiệp giảm.
Đặc điểm CNKT của công ty
- Số lượng côngnhân kỹ thuật của công ty
Công nhân kỹ thuật nằm trong khối công nhân sản xuất và có trình độ từ trung cấp nghề trở lên. Năm 2010 số lượng CNKT là 226 người chiếm 17,7% tổng lực lượng lao động ; năm 2011 là 307 người chiếm 19,5% tổng lực lượng lao động ; năm 2012 là 327 người chiếm 19,82% tổng lao động ; năm 2013 là 411 người chiếm 20,69%. Nhìn chung số lượng CNKT của công ty không nhiều nhưng xu hướng CNKT ngày càng tăng qua các năm do đó việc đào tạo CNKT cũng thuận lợi và dễ đào tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Số lượng CNKT của công ty tăng đều qua các năm tập trung vào những nghề sau: Vận hành máy móc, thiết bị như máy chế tạo khuôn, máy chế tạo bóng, máy đúc, máy thử độ rung, máy đo độ sáng…; hàn các bảng mạch điện tử, hiện nay công
ty sử dụng hàn điện và hàn siêu âm; lái cẩu chuyển, cẩu trục, xe nâng; công nhân sơn các chi tiết của đèn; công nhân điện, khoan, tiện. Trong đó công nhân vận hành máy chiếm tỷ trọng nhiều nhất vì công ty chủ yếu sử dụng công nghệ, dây chuyền sản xuất tự động hóa. Năm 2010 công nhân vận hành chiếm 50,4%, năm 2011 là 51,46%, năm 2012 là 49,23% và năm 2013 là 45,47%. Điều này cho thấy rằng nhu cầu đào tạo công nhân vận hành máy cũng là nhiều nhất. Bộ phận bảo dưỡng của công ty cũng không nhiều CNKT mặc dù công ty sở hữu một hệ thống thiết bị máy móc tương đối lớn và hiện đại là do các thiết bị máy móc hiện đại đã được nhà cung cấp sản phẩm chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ máy móc nếu có sự cố xảy ra. Năm 2010 công nhân bảo dưỡng chiếm 3,54%, năm 2011 là 6,48%, năm 2012 là 7,03% và năm 2013 là 6,81%. Đối với công nhân hàn thì công nghệ hàn siêu âm công ty mới đưa vào thực hiện năm 2013, cho chất lượng sản phẩm tốt hơn và dễ hàn hơn. Công nhân điện cũng chiếm tỷ lệ khá cao , tỷ lệ trung bình trong 4 năm là 13,22% nhưng số công nhân này ít phải đào tạo vì khi tuyển dụng công ty đã thực hiện thử tay nghề ví dụ như phải lắp được một hệ thống mạng điện, nắm được an toàn điện… như vậy những công nhân này phải đạt yêu cầu thì mới được tuyển dụng. Công nhân sơn của công ty cũng chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong số nghề CNKT được phân công và cũng có nhu cầu đào tạo khá lớn, hầu hết là phải đào tạo lại.
Thực tế lượng công nhân sản xuất của công ty rất nhiều nhưng chủ yếu là công ty sử dụng lao động phổ thông rồi đào tạo thêm, tập trung vào bộ phận có yêu cầu công việc không quá phức tạp như bộ phận lắp ráp sản phẩm, đóng gói sản phẩm vì đối tượng này công ty sẽ tiết kiệm được chi phí trả lương. Ngoài ra có những lao động cũng làm công việc như công nhân kỹ thuật thông qua hình thức học nghề do công ty đào tạo nhưng trình độ là lao động phổ thông, họ có kinh nghiệm làm việc và thực hiện công việc rất tốt nhưng không được coi là CNKT vì theo quy định của Nhà nước thì CNKT phải được cấp chứng chỉ chứng nhận trong khi đó công ty không tổ chức thi xét nâng bậc cho công nhân. Điều này công ty cần xem xét lại để công nhân không bị thiệt thòi.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2010 2011 2012 2013 CNKT Biểu đồ 2.1 Tình hình biến động số lƣợng CNKT
Bảng 2.2: Công nhân kỹ thuật phân theo nghề năm 2010 – 2013 Nghề Năm 2010 2011 2012 2013 SL % SL % SL % SL % Vận hành 114 50,44 158 51,46 161 49,23 188 45,74 Ðiện 33 14,6 37 12,05 43 13,15 52 12,65 Hàn điện 3 1,33 6 1,95 9 2,75 19 4,62 Hàn siêu âm 0 0 0 0 0 0 10 2,43 Sơn 45 19,91 60 19,54 62 18,96 75 18,25 Khoan 2 0,88 1 0,32 1 0,31 3 0,73 Lái xe 16 7,08 19 6,19 22 6,73 28 6,81 Cẩu trục 5 2,21 5 1,63 6 1,83 8 1,94 Bảo dưỡng, sửa
chữa
8 3,54 21 6,84 23 7,03 28 6,81
Tổng 226 100 307 100 327 100 411 100
- Chất lượng công nhân kỹ thuật của công ty
CNKT có trình độ trung cấp và cao đẳng tăng dần qua các năm. Công nhân tốt nghiệp trung cấp nghề năm 2010 là 117 người chiếm 9, 16%; năm 2011 là 148 người chiếm 9,4 %; năm 2012 là 154 người chiếm 9,3%; năm 2013 là 173 người chiếm 8,71%. Công nhân có trình độ cao đẳng biến động như sau: năm 2010 là 109 người chiếm 8,53%; năm 2011 là 159 người chiếm 10,1%; năm 2012 173 người chiếm 10,48%; năm 2013 là 238 người chiếm 12%. Như vậy đối với CNKT có trình độ trung cấp thì xu hướng giảm dần, còn đối với trình độ cao đẳng có xu hướng tăng dần, điều này cho thấy trình độ CNKT của công ty cũng ngày càng được chú trọng. CNKT có trình độ cao thì việc đào tạo thuận lợi hơn
Như đã phân tích ở trên, hiện nay công nhân kỹ thuật của công ty không phân theo bậc thợ vì công ty không tổ chức thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật nhưng vẫn thực hiện nâng bậc lương hằng năm cho công nhân. Với những công nhân là lao động phổ thông thì được xếp ở bậc lương W, còn đối với công nhân có trình độ trung cấp và cao đẳng được xếp lương ở bậc L2 trở lên cho đến bậc A1. Điều kiện nâng bậc được căn cứ vào số năm làm việc. Cụ thể như sau:
- Cấp bậc L2-1 sau 2 năm làm việc mới được xem xét nâng bậc L2. - Cấp bậc L2 sau 1-2 năm làm việc sẽ được xem xét nâng bậc L3-1. - Cấp bậc L3-1 sau 1-2 năm làm việc mới được xem xét nâng bậc L3. - Cấp bậc L3 sau 1-2 năm làm việc sẽ được xem xét nâng bậc A1.
Mặc dù công ty không tiến hành thi nâng bậc cho công nhân nhưng vẫn phản ánh được chất lượng của công nhân kỹ thuật thông qua điều kiện xét nâng bậc lương mà công nhân được nhận là có tính đến thời gian làm việc. Tuy nhiên để đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ CNKT, công ty không chỉ phải chú trọng đến công tác đào tạo mà còn nên tổ chức các kỳ thi nâng cao tay nghề cho người lao động, và phân loại công nhân theo bậc thợ từ đó đảm bảo đánh giá đúng năng lực của từng CNKT, có chế độ đãi ngộ thích đáng nhằm giữ chân người lao động giảm thiểu áp lực và chi phí cho công tác đào tạo đồng thời tạo cơ hội cho CNKT được cọ xát nâng cao tay nghề, tạo động lực phấn đấu và gắn bó hơn với công ty.
Nhìn chung trình độ CNKT có tăng lên hằng năm và có sự tăng đều đối với trình độ trung cấp và cao đẳng nghề. Tuy nhiên CNKT đạt được mức A1 còn khá thấp chứng tỏ công nhân kỹ thuật của công ty có thời gian làm việc cũng chưa dài. Năm 2010 là 2, 21%; năm 2011 là 2,28%; năm 2012 là 3,06% và năm 2013 là 4,13%. Và cao nhất là công nhân bậc L3-1, trong đó năm 2013 là tăng mạnh nhất. Năm 2010 là 38,05% ; năm 2011 là 33,87% ; năm 2012 là 32,72% và năm 2013 là 39,42%.
Bảng 2.3: Công nhân kỹ thuật phân theo trình độ giai đoạn 2010 -2013
CNKT phân theo trình độ 2010 2011 2012 2013 SL % SL % SL % SL % Tổng số CNKT 226 100 307 100 327 100 411 100 Trung cấp nghề 117 51,77 148 48,21 154 52,9 173 42,1 Cao đẳng nghề 109 48,23 159 51,79 173 47,1 238 57,9
Nguồn: Tổng hợp từ “Theo dõi nhân sự năm 2010 – 2013”. Phòng NS-HC
Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động CNKT theo trình độ Bảng 2.4: Công nhân kỹ thuật phân theo bậc lƣơng
CNKT phân theo Bậc lương
2010 2011 2012 2013 SL % SL % SL % SL % Tổng số CNKT 226 100 307 100 327 100 411 100
L2-1 66 29,20 82 26,71 84 25,69 92 22,38 L2 51 22,56 66 21,5 70 21,41 81 19,7 L3-1 86 38,05 104 33,87 107 32,72 162 39,42 L3 18 7,96 48 15,63 56 17,12 59 14,35 A1 5 2,21 7 2,28 10 3,06 17 4,13
Nguồn: Bảng theo dõi lương năm 2010 - 2013 . Phòng NS-HC
Tóm lại CNKT của công ty tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng trong giai đoạn 2010 đến 2013, tuy nhiên về chất lượng CNKT vẫn còn nhiều yếu cần có nhiều chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho CNKT, nhiều công nhân bị xếp loại D, E, đây là nhóm công nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ phải đào tạo lại. Theo bảng sau, loại D chiếm 6,73% và E chiếm 4,89% năm 2012. Như vậy số lượng công nhân phải đào tạo lại là 38 người chiếm 11,62%, như vậy là khá cao cần phải tăng cường hoạt động đào tạo hơn nữa mới đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Theo đánh giá xếp loại CNKT từ năm 2010 đến 2012, Kết quả thực hiện công việc của công nhân cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá thực hiện công việc CNKT năm 2010 - 2012 Kết quả đánh giá thực hiện công việc 2010 2011 2012 SL % SL % SL % A 6 2,65 12 3,91 21 6,42 B 116 51,32 145 47,23 185 56,57 C 70 30,97 109 35,5 80 24,46 D 20 8,85 23 7,49 22 6,73 E 13 5,75 18 5,86 16 4,89 F 1 0,44 0 0 3 0,92 TỔNG 226 100 307 100 327 100
Về thực tế thực hiện công việc, tác giả tiến hành khảo sát 100 công nhân và vẫn còn khá nhiều công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, số công nhân này chiếm 22% và 8% công nhân đáp ứng yếu yêu cầu công việc.