Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH SANKOH việt nam va quảng lý (Trang 56 - 58)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

2.2. Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác đào tạo CNKT của công ty

2.2.2.2 Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề

Với đội ngũ CNKT mà Công ty Sankoh đang sử dụng chủ yếu là công nhân tốt nghiệp các ngành nghề cơ khí, vận hành máy móc thiết bị, điện những ngành nghề này hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo có uy tín từ trước đến nay ví dụ như

đối với khối các trường đại học thì có trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học Giao thông vận tải, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội; ngoài ra còn có các trường cao đẳng và trung cấp nghề tại Hà Nội cũng giảng dạy nghề này ví dụ như Cao đẳng công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng bách khoa, Cao đẳng giao thông vận tải, trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội... Như vậy công ty rất thuận lợi trong việc lựa chọn các cơ sở uy tín để có thể gửu công nhân đi đào tạo. Đồng thời thuận lợi cho Sankoh để có thể tuyển dụng được lao động có tay nghề và được đào tạo bài bản.

Hiện nay, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê – Bộ Lao động Thương Binh xã hội, cả nước có 294 trường TCCN và hơn 220 trường cao đẳng và đại học có đào tạo TCCN và hơn 700 trung tâm dạy nghề. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc học này trong cả nước năm học 2012 - 2013 là hơn 555.648. Trong số chỉ tiêu đó, có gần 507.405 thuộc hệ đào tạo chính quy, gần 43.124 dành cho hệ vừa học vừa làm. Đối tượng xét tuyển khá đơn giản đó là đối tượng đã dự thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp khi đăng ký dự tuyển vào TCCN, tiêu chí xét tuyển là điểm tổng kết các môn học lớp 12 hoặc điểm tổng kết các môn học ba năm học THPT, bổ túc THPT của thí sinh là 5,0 trở lên. Như vậy tạo cơ hội lớn cho những đối tượng có nhu cầu đi học nghề. Chất lượng tại các cơ sở dạy nghề ngày càng được nâng cao. Số lượng giảng viên là tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư ngày càng tăng, nghành nghề đào tạo ngày càng được mở rộng (có thể tham khảo danh mục nghề trong Thông tư số 17 /2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Tuy nhiên cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo thông qua việc trang bị những phòng thực hành hiện đại hơn mới đáp ứng được yêu cầu công việc khi ra trường vì hiện nay khi CNKT ra trường làm việc vẫn chưa đáp ứng được luôn công việc mà hầu hết doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.

Nhìn chung hệ thống đào tạo nghề phát triển nhanh về số lượng và chất lượng ngày được nâng cao tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được ngay yêu cầu công việc. Hiện nay đội ngũ CNKT mà công ty sử dụng chủ yếu là nghề cơ khí, vận hành máy, hàn, điện công nghiệp, lái xe. Đa phần những công nhân mới được tuyển dụng công ty

đều phải đào tạo thêm và thậm chí là đào tạo lại. Một số nghề công ty muốn thuê giáo viên ngoài về đào tạo nhưng hiện nay các cơ sở nghề của Việt Nam chưa đáp ứng được vì họ chưa được tiếp cận với những máy móc và công nghệ hiện đại như vậy do đó công ty buộc phải nhờ chuyên gia từ Nhật Bản sang đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH SANKOH việt nam va quảng lý (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)