CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
2.3. Phân tích thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty
2.3.3.2. Thực trạng việc lựa chọn đối tượng đào tạo
Tùy từng chương trình đào tạo mà việc lựa chọn đối tượng đào tạo cũng khác nhau nhưng chủ yếu việc lựa chọn đối tượng đào tạo là do trưởng bộ phận đề xuất. Cụ thể:
+ Đối với đào tạo lại tay nghề thì trưởng bộ phận sẽ lập danh sách những công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và những công nhân mới được phân công về bộ phận. Việc xác định đối tượng này căn cứ vào đề xuất của tổ trưởng, nếu tổ trưởng thấy công nhân nào còn yếu thì tiến hành đào tạo lại.
+ Đối với chương trình đào tạo theo kế hoạch của công ty như đào tạo an toàn lao động, đào tạo nhận thức cải tiến thì toàn thể công nhân nhiên của công ty phải tham dự. Các trưởng bộ phận căn cứ vào kế hoạch sản xuất của bộ phận mình từ đó cắt cử luân phiên công nhân tham gia khóa đào tạo.
+ Đối với chương trình cử đào tạo bên ngoài như đào tạo ISO, đào tạo cải tiến, đào tạo tiếng Nhật… thì phòng hành chính nhân sự sẽ gửu số lượng người được tham gia về từng bộ phận, sau đó trưởng bộ phận sẽ tiến hành lập danh sách cử đi đào tạo.
Nhìn chung việc lựa chọn đối tượng đào tạo của công ty đã có những ưu điểm như dựa vào đề xuất của trưởng bộ phận thông qua tham khảo ý kiến của tổ trưởng, đây là một kênh thông tin quan trọng góp phần lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo vì những tổ trưởng là người nắm được yêu cầu công việc và là người trực tiếp giám sát, hướng dẫn công nhân do đó họ nắm được công nhân của bộ phận mình phụ trách ai làm được và ai chưa là được, việc lựa chọn đối tượng đào tạo của họ là xuất phát từ yêu cầu công việc.Tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế đó là công ty chỉ sử dụng kênh này là kênh duy nhất để lựa chọn đối tượng đào tạo CNKT điều này hạn chế kết quả lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo, công ty cần thêm thông tin từ nhiều phía đó là công nhân trực tiếp làm việc vì bản thân họ là người hiểu rõ nhất mình còn yếu những kỹ năng gì và củng cố kỹ năng đó như thế nào. Để làm điều này cũng không phải là khó, hằng năm công ty nên thiết kế các phiếu đánh giá công việc và gửu tới từng công nhân từ đó làm căn cứ lựa chọn đúng đối tượng. Ngoài ra công
ty cũng không có kế hoạch hay hình thức tiến hành theo dõi quá trình học tập của công nhân để đánh giá xem kết quả học tập của những lần trước như thế nào? Liệu họ có khả năng để đào tạo tiếp được hay không? Khả năng học tập của họ đến đâu? Từ đó có kế hoạch đào tạo hay luân chuyển công việc khác phù hợp hơn. Đối với những chương trình đào tạo nâng cao hay bổ trợ thêm kiến thức cho CNKT, công ty không quy định tiêu chí lựa chọn đối tượng đi đào tạo điều này có thể dẫn đến mất công bằng trong lựa chọn đối tượng vì khó trách khỏi ý kiến chủ quan và thiên vị của trưởng bộ phận và tổ trưởng. Để đảm bảo công bằng thì công ty cần xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tượng cho đi đào tạo để trách tình trạng có những công nhân chưa được đi đào tạo lần nào còn có công nhân được cử đi đào tạo nhiều lần. Công ty nên tiến hành xây dựng và ban hành biên bản phổ biến cho toàn thể công nhân viên được biết. Điều này sẽ giúp công ty lựa chọn đúng đối tượng cho đi đào tạo. Đó là những lý do khiến công nhân phần nào chưa hài lòng về công tác lựa chọn đối tượng đi đào tạo trong công ty. Tóm lại việc lựa chọn đối tượng đào tạo cần căn cứ vào nghiên cứu và xác định nhu cầu đào tạo và động cơ đào tạo của CNKT, tác dụng của đào tạo đối với CNKT, khả năng nghề nghiệp của từng người, yêu cầu công việc, nhu cầu nguyện vọng, của CNKT; năng lực học tập của họ.
Bảng 2.11: Ý kiến công nhân về việc lựa chọn đối tƣợng đào tạo
Câu hỏi: Ông/bà có hài lòng về kết quả lựa chọn đối tượng đào tạo tại bộ phận ông bà làm việc?
Đáp án SL %
Hài long 62 62%
Không hài long 38 38%
Tổng 100 100
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả