CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
2.3. Phân tích thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty
2.3.1. Phân tích cơ cấu bộ máy chịu trách nhiệm về công tác đào tạo CNKT
Theo văn bản quy định về hoạt động đào tạo của công ty thì phòng nhân sự - hành chính là đầu mối tổ chức mọi hoạt động đào tạo trong công ty. Vào quý IV hằng năm, phòng nhân sự - hành chính có trách nhiệm điều tra nhu cầu đào tạo
trong công ty, làm căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo hằng năm. Phòng nhân sự - hành chính có trách nhiệm lập ngân sách cho các hoạt động đào tạo trong công ty nhằm đảm bảo yêu cầu thống nhất trong công tác quản lý đào tạo.
Để thực hiện nhiệm vụ này phòng nhân sự - hành chính đã cử một cán bộ được đào tạo về chuyên ngành Quản trị nhân sự, tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại phụ trách công việc này. Về trình độ chuyên môn như vậy là phù hợp và năng lực thực hiện công việc thì cán bộ này được trưởng bộ phận đánh giá là khá tốt, có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên cán bộ này còn phải kiêm nhiệm cả công việc khác như phụ trách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và hỗ trợ cán bộ tuyển dụng cho nên công tác quản lý đào tạo không được đầu tư nhiều thời gian do đó còn sơ sài và chưa khoa học.
Qua phỏng vấn cán bộ chuyên trách về công tác này thấy rằng công việc mà cán bộ này được giao là rất nhiều và đặc biệt là thường xuyên phải đi lại làm các thủ tục giấy tờ về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ công nhân viên của công ty do đó không có thời gian đầu tư cho việc lên kế hoạch đào tạo, chủ yếu là nhân viên chuyên trách này tiếp nhận nhu cầu đào tạo và danh sách đào tạo từ các phòng ban là chính, sau đó cân đối và lên kế hoạch.
Như vậy trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch và triển khai chương trình đào tạo là thuộc về phòng nhân sự - hành chính . Trưởng phòng nhân sự - hành chính có trách nhiệm giám sát , đôn đốc, kiểm tra tiến độ và phê duyệt chương trình đào tạo trong thẩm quyền cho phép. Theo quy định của công ty với những chương trình đào tạo có kinh phí dưới 10 triệu do trưởng phòng hành chính phê duyệt, những chương trình từ 10 triệu đến 20 triệu do giám đốc hành chính phê duyệt, những chương trình từ hơn 20 triệu phải do tổng giám đốc phê duyệt.
Các trưởng bộ phận phối hợp với phòng nhân sự - hành chính trong việc xác định nhu cầu đào tạo của bộ phận và phối hợp triển khai thực hiện đào tạo đồng thời báo cáo kết quả đào tạo về phòng nhân sự - hành chính. Tổng giám đốc là người có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm cao nhất về công tác đào tạo của công ty.
Qua việc phân định trách nhiệm của cá nhân và đơn vị trong công tác đào tạo thấy rằng công ty có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên, không có sự chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch và triển khai công tác đào tạo nói chung và đào tạo CNKT nói riêng. Tuy nhiên trong bộ máy thực hiện nhiệm vụ đào tạo của công ty còn có bất cập đó là công ty chỉ có một cán bộ làm công tác đào tạo và không chuyên trách dẫn đến công tác đào tạo chưa được đầu tư đúng mức và chưa chủ động trong việc nâng cao hiệu quả công việc.