Nội dung quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 27 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản lý dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng

1.2.3. Nội dung quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng cũng giống nhƣ việc quản lý các dịch vụ khác đều tuân thủ theo nguyên tắc về quản lý. Để hiểu rõ các nhiệm vụ,

chức năng cần quản lý đòi hỏi ngƣời nghiên cứu cần tìm tòi, nắm rõ khái niệm, bản chất của việc quản lý dịch vụ này. Nội dung quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thể hiện rõ vai trò của chủ thể quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông, qua đó nêu lên đƣợc thực trạng đang tồn tại và chỉ ra hƣớng tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ tại Tổng công ty.

Công tác quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng đƣợc đánh giá theo các nội dung sau đây:

a. Công tác lập kế hoạch

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chƣơng trình hành động trong tƣơng lai, giúp nhà quản lý xác định đƣợc các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch. Với mỗi quan điểm, mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhƣng tất cả đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này.

Theo STEYNER thì: “Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lƣợc, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt đƣợc mục tiêu đã định. Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và bao gồm cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lƣợc nhằm hoàn thiện hơn nữa”.

Theo cách tiếp cận này thì lập kế hoạch đƣợc xem là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng đƣợc với những biến động diễn ra trong môi trƣờng của mỗi tổ chức, đó là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn của môi trƣờng bằng việc xác định trƣớc các phƣơng án hành động để đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của tổ chức.

Với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò:

Theo RONNER: “Hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đƣờng để huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh

nghiệp một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh”.

Theo HENRYPAYH: “Lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình quản lý cấp công ty, xét về mặt bản chất thì hoạt động này nhằm mục đích xem xét các mục tiêu, các phƣơng án kinh doanh, bƣớc đi trình tự và cách tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.”

Nhƣ vậy, Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phƣơng thức để đạt đƣợc các mục tiêu đó. Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định mục tiêu cần phải đạt đƣợc là cái gì? và phƣơng tiện để đạt đƣợc các mục tiêu đó nhƣ thế nào? Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt đƣợc, xây dựng một chiến lƣợc tổng thể để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.

Hệ thống kế hoạch của một tổ chức là tổng hợp của nhiều loại kế hoạch khác nhau nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một định hƣớng nhất định nhằm thực hiện mục tiêu tối cao của tổ chức.

Các kế hoạch của một tổ chức đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo mỗi tiêu thức phân loại thì lại có một hệ thống kế hoạch khác nhau.

Nhƣ vậy, lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra đƣợc những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.

b. Công tác tổ chức thực hiện

Chính phủ Việt Nam quản lý thống nhất về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Cụ thể hơn, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP chỉ rõ: “Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ chứng thực chữ ký số”.

Để tổ chức, quản lý và thực thi có hiệu quả, hiệu lực các hoạt động quản lý nhà nƣớc về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, thời gian vừa qua, Chính phủ đã kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin,

chữ ký số và xác thực điện tử. Đến nay, hệ thống các cơ quan chuyên trách, quản lý nhà nƣớc về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình sau:

Hình 1.1. Mô hình quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số

(Nguồn: Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia)

Trong mô hình này, theo nghị định số 26/2007/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP chỉ rõ:

- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ chứng thực chữ ký số” với các chức năng cơ bản nhƣ sau:

 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chiến lƣợc, tiêu chuẩn về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

 Thành lập và duy trì hoạt động của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (RootCA);

 Cấp phép và quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

 Chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng nhận đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng;

tại Việt Nam và chấp nhận chứng thƣ số nƣớc ngoài tại Việt Nam;

- Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin là tổ chức trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tổ chức, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; tổ chức thực hiện cung cấp chứng thực chữ ký số, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin trong các giao dịch điện tử phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

- Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, tên tiếng Anh là National Electronic Authentication Centrer (NEAC) là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, đƣợc thành lập theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 09/9/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia trực thuộc Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có nhiệm vụ quản lý và duy trì hoạt động của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certificate Authority - RootCA).

- Các CA công cộng: là cơ quan cấp chứng thƣ số cho ngƣời sử dụng đƣợc Bộ thông tin truyền thông cấp phép. Tính đến thời điểm hiện tại, có 09 doanh nghiệp đƣợc cấp phép, đó là VNPT, Nacencomm, FPT, BKAV, CK, Smartsign, Viettel, Newtel, TS24.

- Cơ quan đăng ký (RA - Registration Authority): Đây là đơn vị đƣợc CA ủy quyền để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cấp chứng chỉ số với các công việc cụ thể nhƣ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, kiểm tra tính chính xác và hợp lệ về các thông tin đăng ký của ngƣời muốn đăng ký đƣợc cấp chứng thƣ số.

- Ngƣời sử dụng/ thuê bao: là ngƣời đƣợc cấp chứng thƣ số để sử dụng trong các ứng dụng của mình.

c. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng Công tác kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nói riêng. Để thực hiện hiệu quả, chất lƣợng công tác kiểm tra cần có sự quan tâm của tất cả các cơ quan,

ban ngành.

 Kiểm tra

Những mục tiêu mà hoạt động kiểm tra hƣớng tới là:

- Theo dõi để cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị;

- Quan sát để chắc chắn rằng nhiệm vụ đƣợc giao có đầy đủ điều kiện thực hiện và phù hợp với thực tế. Kịp thƣời đƣa ra hƣớng dẫn và điều chỉnh để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị;

- Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.

Xét trên góc độ quản lý chung, việc kiểm tra để xem xét tính hợp lý của một chƣơng trình đã đƣa ra và xem xét tính khả thi trên thực tế.

Xét trên góc độ quản lý hành chính nhà nƣớc, kiểm tra nhằm tìm kiếm động cơ, nguyên nhân cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ đƣợc giao; chỉ ra những yếu kém bất cập trong quản lý, nguyên nhân của chúng nhằm đƣa ra những biện pháp khắc phục; Phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa.

* Ý nghĩa

- Kiểm tra là một trong những chức năng của quản lý nói chung, quản lý nhà nƣớc nói riêng;

- Kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nƣớc;

- Kiểm tra là một trong những phƣơng thức bảo đảm pháp chế XHCN, kỷ luật trong quản lý nhà nƣớc;

- Kiểm tra góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

 Giám sát

Giám sát gồm các công việc sau:

nào đó đúng hay sai với những điều đã quy định.

- Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định. Giám sát luôn gắn với đối tƣợng cụ thể (giám sát ai và giám sát cái gì).

- Giám sát đƣợc tiến hành trên cơ sở những quy định cụ thể. - Giám sát là hoạt động có mục đích của một chủ thể nhất định.

Dƣới góc độ chính trị, pháp lý, giám sát là việc cơ quan quyền lực của nhà nƣớc sử dụng các biện pháp để theo dõi, xem xét và đánh giá các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân bị giám sát trong việc thi hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đƣợc giám sát, để có thể đƣa ra các biện pháp nhằm đảm bảo lĩnh vực giám sát, vận hành đƣợc rõ ràng, hiệu quả và đúng pháp luật. Cùng với kiểm tra, thanh gia, kiểm sát thì giám sát cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực thi quyền lực chính trị của mình. Giám sát có thể đƣợc hiệu là sự theo dõi, quan sát, kiểm tra các hoạt động của chủ thể có quyền với các chủ thể khác để xem đối tƣợng bị giám sát có đúng và phù hợp với thực tiễn han không.

Thực hiện tốt chức năng của Nhà nƣớc không những cho phép cơ quan quản lý Nhà nƣớc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật mà còn cho phép các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phát hiện sự không phù hợp, thiếu thực tế của các chính sách đã ban hành trên cơ sở đó có căn cứ để đề xuất một số phƣơng án/ giải pháp sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)