1.2. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.2.2.3. Nội dung quản trị chuỗi cung ứng
Theo mô hình Tiến sĩ Nguyễn Kim Anh đã đƣa ra trong cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng” (NXB Đại học mở TP Hồ Chí Minh, 2006), có 5 tác nhân thúc đẩy chính tới hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đó là sản xuất, tồn kho, vận tải, địa điểm và thông tin. Dựa trên 5 tác nhân này, tác giả đƣa ra 7 nội dung của công tác quản trị chuỗi cung ứng nhƣ sau:
a. Lập kế hoạch
Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu của một chuỗi cung ứng bất kỳ trong doanh nghiệp. Để các hoạt động tiếp theo trong chuỗi cung ứng có thể hoạt động trôi chảy và xuyên suốt, yêu cầu ngay từ khâu lập kế hoạch phải đảm bảo tính chính xác và khoa học.
Kế hoạch chính là cơ sở để các nhà quản trị chuỗi cung ứng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất để tối ƣu hóa giá trị cho toàn chuỗi với chi phí thấp nhất, chất lƣợng sản phẩm cao nhất và thời gian giao hàng nhanh nhất.
Công tác lập kế hoạch trong một doanh nghiệp sản xuất bất kỳ thƣờng bao gồm hai phần đó là lập kế hoạch nhu cầu và lập kế hoạch sản xuất.
- Lập kế hoạch nhu cầu: Cho phép doanh nghiệp biết đƣợc nhu cầu của thị trƣờng (khách hàng) trong một giai đoạn nhất định, thông thƣờng từ 6 tháng đến 1 năm. Việc lập kế hoạch nhu cầu sẽ giúp doanh nghiệp dự báo trƣớc đƣợc số lƣợng sản phẩm sẽ đƣợc sản xuất và tiêu thụ trong tƣơng lai, đây là cơ sở quan trọng để lập hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
Kế hoạch về nhu cầu đƣợc xác định dựa trên các thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ bộ phận bán hàng, bộ phận nghiên cứu thị trƣờng. Các bộ phận này sẽ cung cấp cho nhà quản trị các thông tin về nhu cầu thị trƣờng, về thị hiếu của khách hàng, về các xu hƣớng tiêu dùng trong tƣơng lai.
- Kế hoạch sản xuất: Sau khi đã dự báo đƣợc nhu cầu sản phẩm tiêu thụ trong tƣơng lai, công tác lập kế hoạch sản xuất sẽ đƣợc thực hiện để đảm bảo sản xuất đủ
số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa theo yêu cầu với giá thành thấp nhất và thời gian thực hiện là ngắn nhất. Để kế hoạch sản xuất đƣợc thực hiện có hiệu quả, yêu cầu các nhà quản trị phải thƣờng xuyên cập nhật những thông tin thay đổi ngoài dự kiến để có sự điều chỉnh phù hợp.
b. Cung ứng nguyên vật liệu
Cung ứng nguyên vật liệu là khâu đảm nhận nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất theo đúng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng của khách hàng. Cung ứng nguyên vật liệu thực hiện 2 nhiệm vụ chính là lựa chọn nhà cung ứng và quản lý lƣu kho nguyên vật liệu.
- Lựa chọn nhà cung ứng: Đây là nội dung hết sức quan trọng đảm bảo hiệu quả quản trị của một chuỗi cung ứng. Một nhà cung ứng tốt là nhà cung ứng đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lƣợng, giá cả nguyên vật liệu, về thời gian giao hàng và thanh toán, các khoản tín dụng thƣơng mại.
- Quản lý lưu kho nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu khi nhập về đƣợc lƣu kho để chờ phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Yêu cầu nguyên vật liệu nhập kho phải đúng hạn, đúng số lƣợng và chất lƣợng, cần phải có những công cụ dự báo để đảm bảo số lƣợng nguyên vật liệu tồn kho là tối ƣu, tránh gây lãng phí do hƣ hỏng, mất mát.
c. Sản xuất
Sản xuất và việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để hoạt động sản xuất diễn ra trôi chảy yêu cầu công tác lập kế hoạch sản xuất phải đƣợc thực hiện tỉ mỉ và chính xác dựa trên sự cân đối các nguồn lực nhƣ nhân lực, máy móc, công suất nhà xƣởng, tính sẵn sàng của ngyên vật liệu.
d. Giao hàng
Hoạt động giao hàng phụ thuộc nhiều và năng lực vận tải của công ty cũng nhƣ hệ thống kênh phân phối. nếu công ty không có đủ năng lực vận tải sẽ phải thực hiện thuê ngoài với bên thứ ba là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics.
Tối ƣu hóa tổ chức trong doanh nghiệp chính là việc sử dụng các công cụ quản lý hỗ trợ các hoạt động của công ty nhằm đạt đƣợc mức chi phí tối ƣu về hoạt động và tài chính.
f. Dịch vụ khách hàng
Suy cho cùng, mục tiêu của mọi doanh nghiệp là đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Để làm đƣợc điều này, các nhà quản trị chuỗi cung ứng cần tăng cƣờng quan tâm hơn nữa đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua các dịch vụ trƣớc, trong và sau bán để giữ chân đƣợc khách hàng cũ và lôi kéo thêm khách hàng mới.
1.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng
Trên thực tế, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong ngành, lĩnh vực hay doanh nghiệp nào cũng chịu sự chi phối và tác động của rất nhiều yếu tố. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đƣa ra một vài yếu tố chính ảnh hƣởng tới hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp nhƣ sau:
a. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hiển nhiên thấy đƣợc, chiến lƣợc kinh doanh có ảnh hƣởng rất to lớn đến việc thiết kế chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đó.
Chiến lƣợc kinh doanh quyết định cách thức quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc chi phí thấp thì quản trị chuỗi cung ứng cần chú trọng tối thiểu hóa chi phí trong các khâu, các giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ việc tìm kiếm nhà cung cấp, mua hàng, đặt hàng, quản trị tồn kho, vận tải v.v. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm thì đòi hỏi chuỗi cung ứng phải linh hoạt hơn, lúc này trình độ quản trị chuỗi cung ứng trở nên khó khăn và phức tạp hơn, kéo theo đó là chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng cũng cao hơn.
Thứ hai, nguồn lực của doanh nghiệp. Khi nhắc tới nguồn lực của doanh nghiệp, cần chú trọng tới các vấn đề về vốn, công nghệ, nhân lực, cơ sở hạ tầng
trong doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, cụ thể: - Vốn kinh doanh: Quyết định khả năng mở rộng (thu hẹp) quy mô kinh doanh, từ đó ảnh hƣởng tới việc đầu tƣ cho công nghệ, cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới việc đƣa ra các quyết định quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.
- Công nghệ: Việc ứng dụng và triển khai thành tựu của khoa học công nghệ vào trong hoạt động sản xuất và quản lý của doanh nghiệp góp phần làm tăng hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng. Hoạt động sản xuất đƣợc thực hiện trên cơ sở máy móc hiện đại sẽ cho năng suất lao động cao hơn, chất lƣợng sản phẩm tốt hơn, từ đó đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, hoạt động quản trị nói chung và quản trị chuỗi cung ứng nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao khi doanh nghiệp biết cách vận dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý. Wal-mart là một ví dụ điển hình.
- Nhân lực: Rõ ràng trong mọi tình huống, yếu tố con ngƣời luôn đóng vai trò quyết định và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng không phải ngoại lệ. Chỉ có con ngƣời mới đƣa ra các quyết định, vận hành và làm nên hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng.
- Cơ sở hạ tầng: Trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, khi nhắc đến sự tác động của yếu tố cơ sợ hạ tầng, đó là đề cập đến các vấn đề nhƣ năng lực kho bãi, năng lực vận tải v.v. nó đóng vai trò quyết định khi hình thành các kế hoạch về tồn kho, về vận tải, về khả năng sản xuất, khả năng cung ứng của doanh nghiệp.
Thứ ba, đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Các loại sản phẩm khác nhau rõ ràng cần có những cấu trúc khác nhau trong chuỗi cung ứng của chúng, các nhân tố nhà quản trị cần phải quan tâm nhƣ là giá trị của sản phẩm, trọng tải, khả năng bảo quản, tính sẵn có và lợi nhuận của nó.
Khách hàng: Với nhiều doanh nghiệp, khách hàng thậm chí là yếu tố quyết định sự sống còn của họ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp đều hƣớng tới. Rõ ràng quản trị chuỗi cung ứng chính là để phục vụ cho khách hàng, do vậy chuỗi cung ứng đã trở thành vũ khí cạnh tranh đắc lực trong doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng đƣợc xem nhƣ hiệu quả nếu nó đáp ứng nhanh và chính xác mọi yêu cầu của khách hàng.
Xu hướng chung của nền kinh tế: Xu hƣớng chung của nền kinh tế trong thời đại ngày nay không còn là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà là sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng với nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết xây dựng và quản trị một chuỗi cung ứng đảm bảo sự phù hợp giữa các thành viên tham gia, trên cơ sở cộng tác, đem lại lợi ích cho nhiều bên.
Tính sẵn sàng của nhà cung ứng: Nhà cung ứng ở đây có thể là nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng dịch vụ hậu cần v.v. Việc xuất hiện nhiều nhà cung ứng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể lựa chọn và đƣa ra quyết định cộng tác với nhà cung ứng nào để đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng, từ đó tăng hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng.
Ngoài ra một số nhân tố khác cũng ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp phải kể đến nhƣ yếu tố văn hóa, chính trị - pháp luật, sự canh tranh trên thị trƣờng v.v.
1.2.2.5. Các xu hướng của quản trị chuỗi cung ứng
a. Sự mở rộng của chuỗi cung ứng
Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng mạng lƣới cung ứng của mình ra ngoài biên giới. Các công ty lớn có thể tập trung vào hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, giao việc sản xuất cho các đối tác ở quốc gia khác có chi phí thấp hơn. Công ty còn có thể tận dụng đƣợc lợi thế khác do đặt thù từng quốc gia nhƣ chi phí lao động rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, địa thế thuận lợi…để hỗ trợ cho các khu vực khác.
Sự phát triển của công nghệ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Điển hình là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise Resource Planning), công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID – Radio Frequency Identification). Ngoài ra những hệ thống trao đổi thông tin giữa các đối tác giúp dữ liệu đƣợc lƣu chuyển nhanh chóng, chính xác. Công nghệ sản xuất mới sẽ mang lại những lợi thế khi tích hợp hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. c. Gia công thuê ngoài
Mỗi công ty đều có thế mạnh trong hoạt động sản xuất. Đôi khi họ sẽ gặp khó khăn khi thực hiện toàn bộ công đoạn sản xuất, hoặc ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm, lợi nhuận thu về. Các công ty sẽ chuyển giao việc sản xuất những chi tiết không quan trọng cho đối tác làm để giảm chi phí. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn đối tác tin cậy để đảm bảo hoạt động duy trì ổn định.
d. Chuỗi cung ứng xanh
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng từ mua hàng, sản xuất, đóng gói, lƣu trữ, vận chuyển và thu hồi đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng. Ngày nay, các quốc gia ngày càng chú ý đến các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Liên minh Châu Âu đƣa ra bộ tiêu chuẩn ROHS (Restriction of Hazardous Substances) yêu cầu các vật liệu cấu thành lên sản phẩm không đƣợc sử dụng các chất cấm trong danh mục. Điều này sẽ ảnh hƣởng nhiều đến quyết định mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các yếu tố khác nhƣ lựa chọn công nghệ, đóng gói, vận tải… Nhiều tập đoàn lớn đã và đang có những chính sách hƣớng đến môi trƣờng nhiều hơn, họ cũng thống kê các số liệu sử dụng năng lƣợng của mình, đặc biệt là khí thải CO2 và tìm cách giảm thiểu mức khí thải này xuống.
1.2.2.6. Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và quản trị hậu cần (logistics)
Quản trị hậu cần (logistics) là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển, lƣu trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng nhƣ những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị hoạt
động vận chuyển hàng hóa xuất và nhập, quản trị vận tải, kho bãi, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lƣới logistic, quản trị tồn kho, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung cấp, mua hàng, sản xuất, và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong công ty và các mối quan hệ bên ngoài giữa các công ty với nhau.
Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa quản trị hậu cần và quản trị chuỗi cung ứng
Đặc điểm so sánh
Quản trị hậu cần (logistics) Quản trị chuỗi cung ứng
Tầm ảnh hƣởng
Ngắn và trung hạn Dài hạn
Phạm vi Liên quan tới các hoạt động xảy ra trong phạm vi của một tổ chức riêng lẻ
Liên quan đến hệ thống các công ty làm việc với nhau và kết hợp các hoạt động để phân phối sản phẩm đến thị trƣờng.
Chức năng Quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận.
Bao gồm tất cả các hoạt động logistics ngoài ra còn thêm vào các hoạt động khác nhƣ phát triển sản phẩm, tài chính, quan hệ với nhà cung ứng và khách hàng, dịch vụ khách hàng…
Vị trí Là một phần của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
Là hoạt động xuyên suốt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Các phƣơng thức sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
Các doanh nghiệp dệt may gia công hàng xuất khẩu may mặc thƣờng áp dụng phƣơng thức xuất khẩu chính là CMT, FOB, ODM và OBM
Hình 1.4. Các phương thức sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
(Nguồn: Bùi Văn Tốt, 2014) 1.3.1. CMT (Cut, Make and Trim: Cắt may và hoàn thiện)
Đây là phƣơng thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành dệt may và mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Khi hợp tác theo phƣơng thức này, ngƣời mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên phụ liệu, vận chuyển, thiết kế và các yêu cầu cụ thể; các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và hiểu biết cơ bản về thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm
1.3.2. FOB/OEM (Original Equipment Manufacturing)
FOB là phƣơng thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT; đây là hình thức sản xuất theo kiểu “mua nguyên vật liệu – bán thành phẩm”. Theo phƣơng thức FOB, các doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên phụ liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng. Khác với CMT, các nhà sản xuất theo FOB
THIẾT KẾ CUNG ỨNG NVL
DẦU VÀO CẮT MAY PHÂN PHỐI VÀ
MẢKETING THƢƠNG HIỆU OBM ODM FOB CMT
sẽ chủ động mua nguyên phụ liệu đầu vào cần thiết thay vì đƣợc cung cấp trực tiếp từ ngƣời mua của họ. Các hoạt động theo phƣơng thức FOB thay đổi đáng kể dựa