Kinh nghiệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số tổ chức trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 35 - 39)

Hiện nay tại Việt Nam có một số doanh nghiệp rất chú trọng đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhƣ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel); Công ty cổ phần phát triển đầu tƣ công nghệ FPT; Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)…đã chú trọng và dành nhiều nguồn lực của doanh nghiệp vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, ngƣời lao động đƣợc cung cấp và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới để nâng cao năng lực cho chính bản thân, qua đó góp phần làm tăng năng suất lao động. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn Hoa Sen (HSG):

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn là chính sách ƣu tiên hàng đầu của Tập đoàn Hoa Sen và đƣợc Ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Với tiêu chí: “Giỏi hơn,

Chuyên nghiệp hơn, Hiệu quả hơn và Thu nhập cao hơn”, mục tiêu đào tạo luôn

hƣớng đến việc nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, phẩm chất đạo đức cho từng nhân viên nhằm đáp ứng năng lực làm việc trong môi trƣờng kinh doanh năng động, đa ngành và có tính cạnh tranh cao, qua đó phát huy và đề cao văn hóa: “Trung thực - Cộng đồng - Phát triển” của Tập đoàn.

Để triển khai mục tiêu này, hàng loạt các chính sách đƣợc Tập đoàn triển khai nhƣ: Chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách Quản trị viên dự nguồn/nhân viên dự nguồn, chính sách cán bộ kế thừa, chính sách dành cho sinh viên thực tập.

Cùng với các chính sách, nhiều chƣơng trình đào tạo đã đƣợc tiến hành trong thời gian vừa qua dành cho mọi đối tƣợng nhân viên nhƣ: chƣơng trình đào tạo

dành cho cán bộ quản lý, chƣơng trình đào tạo hội nhập, chƣơng trình đào tạo ngoại ngữ, chƣơng trình đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chƣơng trình đào tạo kỹ năng mềm.

Bên cạnh đó, Tập đoàn còn thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo an toàn lao động, PCCC, sơ cấp cứu và nhận thức các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14000, OHSAS 18001…cho nhân viên mới nhằm nâng cao nhận thức về hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng, môi trƣờng, hệ thống tiêu chuẩn về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, để sau khóa học mỗi nhân viên có thể nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động đào tạo, công tác tái đào tạo cũng đƣợc Ban Lãnh đạo HSG rất quan tâm. Tái đào tạo đƣợc tổ chức ít nhất một năm 1 lần, đặc biệt là các chƣơng trình đào tạo dành cho nhân viên tại chi nhánh thuộc hệ thống phân phối của HSG.

Quản trị viên dự nguồn là mô hình mà Tập đoàn Hoa Sen đã áp dụng trong nhiều năm đã thu hút rất nhiều nhân sự trẻ, tiềm năng tham gia vào đội ngũ quản lý của Tập đoàn.

Song song với công tác đào tạo, Tập đoàn tiếp tục hợp tác với các trƣờng thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, các trƣờng Đại học, Cao đẳng khu vực Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu qua các hình thức tài trợ học bổng, tham dự ngày hội việc làm, hội thảo về chất lƣợng đào tạo … để thực hiện chiến lƣợc thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Sài gòn Hà Nội (SHB):

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại SHB luôn đƣợc coi là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu. SHB tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân ngƣời lao động phát triển nghề nghiệp đồng thời chú trọng việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, tác phong chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Các chƣơng trình đào tạo tại SHB đa dạng, phù hợp với nhiều đối tƣợng, nhằm mục đích giúp nhân viên bổ sung các kỹ năng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ thông

qua các chƣơng trình đào tạo, tập huấn nội bộ về quy chế, quy trình nghiệp vụ toàn hệ thống. Với chủ trƣơng, mọi ngƣời lao động tại SHB đều có cơ hội đƣợc đào tạo và phát triển, đƣợc SHB tài trợ mọi chi phí đào tạo khi tham gia các khóa đào tạo do SHB tổ chức cũng nhƣ các khóa đào tạo do SHB cử tham dự.

Đối với cán bộ quản lý, hàng năm SHB thƣờng xuyên tổ chức hoặc cử tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ nâng cao và kỹ năng quản lý, điều hành nhƣ: Phân tích và đánh giá tài chính doanh nghiệp; Quản lý tài sản Nợ và tài sản có; Quản trị chiến lƣợc; Quản trị rủi ro; Quản lý sự thay đổi; Kỹ năng đánh giá nhân viên; Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh ...nhằm bổ sung các kiến thức, nâng cao kỹ năng bổ trợ cho ngƣời lao động hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Phƣơng pháp đào tạo tại SHB cũng đƣợc đa dang hóa nhằm tạo điều kiện cho ngƣời lao động có nhiều cơ hội tham gia.

Đối với cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, SHB chú trọng công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhằm mục đích tạo nguồn nhân sự dự trữ, quy hoạch cán bộ nguồn đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của SHB đồng thời tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên có năng lực của Ngân hàng. Phát huy lợi thế nguồn giảng viên nội bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao là lực lƣợng nòng cốt hƣớng dẫn đào tạo nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm thông qua các chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ nâng cao trong toàn hệ thống. Các chƣơng trình thƣờng xuyên đƣợc tổ chức trên phạm vị rộng nhƣ: Nâng cao nghiệp vụ tín dụng; giao dịch viên chuyên nghiệp; pháp luật trong kinh doanh ngân hàng; kỹ năng bán hàng qua điện thoại; kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống than phiền của khách hàng; kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, định giá tài sản...

Đối với đối tƣợng là cán bộ nhân viên mới đƣợc tuyển dụng, SHB xây dựng các chƣơng trình đào tạo hội nhập, nhằm cung cấp cho nhân viên các kiến thức chung, tổng quan nhƣ: Quá trình xây dựng và phát triển, tầm nhìn, chiến lƣợc, nhân sự ban điều hành, văn hóa doanh nghiệp, kiến thức về sản phẩm dịch vụ, các thủ tục hành chính, các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của từng vị trí về quy trình, quy chế và hệ thống phần mềm quản lý; bố

trí cán bộ có kinh nghiệm lâu năm kèm cặp và huấn luyện các cán bộ trẻ nhằm giúp cho nhân viên mới hội nhập nhanh và làm quen với văn hóa của SHB.

Ngoài ra, hàng năm SHB, tạo điều kiện để cán bộ quản lý có điều kiện tham gia học tập, tham quan các ngân hàng nƣớc ngoài thông qua các khóa đào tạo, hội thảo nƣớc ngoài do SHB phối hợp cử cán bộ tham gia.

Bên cạnh các hoạt động học tập, đào tạo cho ngƣời lao động, SHB chú trọng công tác đánh giá sau đào tạo. Cuối mỗi khoá học đều có đánh giá chất lƣợng nội dung, giảng viên, mức độ ứng dụng kiến thức của khóa học. Hàng năm, SHB tổ chức các kỳ kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ trên toàn hệ thống, nhằm tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội và thành thời gian để hệ thống hóa các kiến thức chuyên môn, đống thời đánh giá chất lƣợng đội ngũ để đào tạo hoặc khuyến khích tự đào tạo bổ sung các nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng còn yếu và thiếu.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần xăng dầu Petrolimex (PGBank):

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn đƣợc chú trọng và phát triển tại PGBank. Với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có năng lực và tính chuyên nghiệp cao đáp ứng chiến lƣợc phát triển nhanh và bền vững của Ngân hàng, chuẩn bị nhân sự kế nhiệm cấp điều hành cho Ngân hàng, PGBank thƣờng xuyên tổ chức cho nhân viên tham dự các khóa đào tạo trong và ngoài nƣớc, các khóa đào tạo của Ngân hàng Nhà nƣớc; Hiệp hội ngân hàng; Các tổ chức đào tạo có uy tín khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng làm việc hiệu quả và các kỹ năng quản lý, lãnh đạo trong từng giai đoạn, vị trí công tác của nhân viên.

Nhận xét: Qua kinh nghiệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại một số tổ chức

trong nƣớc cho thấy:

- Các doanh nghiệp trong nƣớc hiện nay đã khá chú trọng vào việc đào tạo nhân viên, chƣơng trình đào tạo đƣợc lãnh đạo tạo điều kiện và khá quan tâm, hàng năm doanh nghiệp dành một phần kinh phí để thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo. Qua đó chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp dần đƣợc cải thiện, nhân viên đƣợc cung cấp kiến thức và kỹ năng để nâng cao hiệu quả công việc.

- Trong việc đào tạo, các doanh nghiệp đã đi theo quy trình chung phổ biến hiện nay và thông qua 04 bƣớc là: xác định nhu cầu đào tạo; lên kế hoạch chuẩn bị; tổ chức đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên nhìn chung việc phân tích nhu cầu đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo đều chƣa bài bản, chƣa có một quy trình riêng, chƣa có hƣớng dẫn một cách tỉ mỉ và hệ thống. Việc khảo sát chủ yếu dựa theo kinh nghiệm cũng nhƣ các mối quan hệ với các đơn vị để có thông tin cần phân tích. - Công tác đào tạo tại SHB có tính chất hệ thống hóa, các chƣơng trình đào tạo phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của SHB. Ngoài ra các hình thức đào tạo của SHB khá đa dạng (đào tạo trong và ngoài nƣớc; đào tạo lại; đào tạo kèm cặp...), phù hợp với nhu cầu của nhân viên và đơn vị, nhân viên tham gia các chƣơng trình đào tạo theo đúng nhu cầu và lộ trình phát triển nghề nghiệp.

- Việc phát triển nguồn nhân lực cũng đƣợc các doanh nghiệp quan tâm, đào tạo luôn gắn liền với tiêu chuẩn chức danh công việc, khung năng lực và khung chƣơng trình đào tạo. Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng khung năng lực đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và nguồn lực để khảo sát, đánh giá. Do vậy hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chƣa thực hiện hoặc mới chỉ thực hiện hiện đƣợc một phần, trong phạm vi phòng/ban nào đó.

- Là một Ngân hàng mới thành lập từ tháng 10/2013, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại PVcomBank còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Do vậy PVcomBank có thể tham khảo, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức trên để công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực dần đƣợc hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 35 - 39)