Hoàn thiện hệ thống đào tạo theo chức danh dựa trên khung năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 116 - 118)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực tạ

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống đào tạo theo chức danh dựa trên khung năng lực

Trƣớc đây Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC (tiền thân của PVcomBank) đã xây dựng hệ thống đào tạo theo chức danh nhƣng mới chỉ thực hiện trên một số chức danh nhất định, việc xây dựng chƣa có tính hệ thống hóa cao mà chủ yếu thông qua việc: phân tích bản mô tả công việc, khảo sát lãnh đạo và trực tiếp nhân viên. Ngoài ra việc xây dựng chỉ giới hạn ở một số chức danh nhƣ: Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân; Trƣởng phòng Giao dịch…do đó hệ thống đào tạo chức danh còn nhiều hạn chế, ngoài ra do mô hình hoạt động hiện nay là Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần nên cũng ảnh hƣởng đến hệ thống chức danh trên.

Hiện nay PVcomBank đang trong quá trình đi vào hoạt động ổn định, đang từng bƣớc triển khai xây dựng hệ thống đào tạo chức danh dựa trên khung năng lực, tuy nhiên mới dừng lại ở việc xây dựng tiêu chí đánh giá, chấm điểm và đề xuất, lựa chọn đối tác phù hợp. Do vậy để xây dựng đƣợc khung chƣơng trình đào tạo hoàn chỉnh cần phải:

- Đàm phán với đối tác để thống nhất về kế hoạch triển khai chƣơng trình, chi phí, thời gian để thực hiện dự án.

- Lựa chọn các chức danh cần thiết và phù hợp (làm mẫu đặc trƣng) để tiến hành xây dựng khung năng lực để từ đó xây dựng khung chƣơng trình đào tạo, tiếp đó sẽ mở rộng trên phạm vi toàn hệ thống.

- Phối hợp với CMO để giám sát, quản lý, theo dõi, đánh giá chất lƣợng của dự án xây dựng khung năng lực và đề xuất những giải pháp kịp thời để xúc tiến đẩy nhanh tiến độ.

4.2.4 Lập và quản lý tốt nguồn kinh phí cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Việc quản lý tốt nguồn kinh phí dành cho đào tạo là một vấn đề rất đƣợc quan tâm hiện nay tại PVcomBank. Trong các năm ngân sách dành cho đào tạo chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó, do vậy đòi hỏi phải quản lý tốt nguồn kinh phí, phân bổ cho các đơn vị hợp lý, phù hợp với nhu cầu đào tạo, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng. Trong thực tế đối với các chƣơng trình đào tạo thì việc sử dụng hiệu quả

nguồn kinh phí là một vấn đề nan giải, sử dụng sao cho vừa tiết kiệm nhƣng lại hiệu quả. Nếu không quản lý tốt nguồn kinh phí sẽ làm ảnh hƣởng đến kế hoạch đào tạo, đến chất lƣợng chƣơng trình đào tạo, gây lãng phí về nguồn lực cho Ngân hàng.

Do vậy để quản lý tốt nguồn kinh phí cần phải:

- Lập kế hoạch đào tạo năm phải bám sát nhu cầu đào tạo của đơn vị: Sau

khi khảo sát, phân tích và đánh giá nhu cầu đào tạo của toàn hệ thống, phải tiến hành việc lập kế hoạch đào tạo năm và dựa trên nhu cầu thực của các đơn vị. Kế hoạch đào tạo trong đó phải nêu cụ thể các chƣơng trình đào tạo, chi phí dành cho chƣơng trình đào tạo, số lƣợng học viên, chức danh tham gia, các lĩnh vực đào tạo nhƣ: Nguồn vốn & thị trƣờng tài chính; Quản trị rủi ro; Tín dụng và đầu tƣ; Pháp chế; Xử lý nợ…Ngoài ra việc lập kế hoạch đào tạo phải có sự hợp tác của các đơn vị nghiệp vụ, do đó phải thực hiện công tác truyền thông rộng rãi đến các đơn vị để hiểu và nắm rõ kế hoạch thực hiện.

- Phân bổ hợp lý kế hoạch đào tạo theo quý/tháng: Sau khi kế hoạch đào tạo đƣợc Ban Lãnh đạo Ngân hàng và PVN phê duyệt, sẽ phân bổ kế hoạch đào tạo theo từng quý/tháng trong năm để tiến hành triển khai các chƣơng trình đào tạo. Tuy nhiên việc phân bổ hợp lý đòi hỏi phải cân đối giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu đào tạo. Thông thƣờng sẽ phân bổ các chƣơng trình đào tạo vào Quý I, II, III là chủ yếu, còn quý IV sẽ dành thời gian, nguồn lực để đánh giá kết quả đào tạo và việc khảo sát nhu cầu đào tạo của năm tiếp theo.

- Thƣờng xuyên kiểm tra thông tin báo cáo trên hệ thống: Theo quy định

của PVcomBank hàng tháng phải tiến hành thống kê báo cáo chi phí thẻ điểm cân bằng (Balance Score Card), do vậy phải thƣờng xuyên tổng hợp, cập nhật thông tin và theo dõi nguồn chi phí đã thực hiện so với kế hoạch, xem xét và đánh giá mức độ chi phí đã thực hiện hiệu quả cao hay thấp.

- Tổng hợp chi phí: Đối với mỗi khoá học ngay sau khi kết thúc, để tiện theo

dõi và quản lý chi phí đối với chƣơng trình/lĩnh vực phải yêu cầu các cán bộ tham gia đào tạo phải tiến hành tổng hợp chi phí tham gia bao gồm: chi phí ở, đi lại, công tác phí và các chi phí liên quan theo quy định của PVcomBank.

Ngoài ra định kỳ hàng tháng/Quý phải tổng hợp chi phí đào tạo theo các Khối nghiệp vụ, sau đó đối chiếu theo kế hoạch đƣợc phân bổ từ đầu năm.

- Thông báo, trao đổi với đơn vị về tình hình chi phí: Do ngân sách và kế hoạch đào tạo năm đƣợc phân bổ cho các đơn vị, do đó theo định kỳ (tháng/quý) cung cấp thông tin về tình hình chi phí và tình hình triển khai đến các đơn vị để xem xét, thống nhất và điều chỉnh kế hoạch đào tạo cho các kỳ tiếp theo. Bên cạnh đó phải xem xét những ý kiến phản hồi của học viên, đơn vị về chi phí của chƣơng trình đào tạo mà cán bộ tham gia để có những bổ sung/điều chỉnh hợp lý kế hoạch đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)