Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 56 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank

- Cơ cấu nợ theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu nợ theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 - Vietcombank

Theo đó nợ ngắn hạn chiếm khoảng 60 % trong cơ cấu nợ; tiếp sau là nợ dài hạn và nợ trung hạn.

- Nợ theo nhóm

Bảng 3.2: Nợ theo nhóm của Vietcombank

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Nợ đủ tiêu chuẩn 201,799 244,316 298,527 370,065

Nợ cần chú ý 33,573 22,793 17,347 9,308

Nợ dƣới tiêu chuẩn 3,126 2,338 2,136 1,212

Nợ nghi ngờ 1,214 1,890 1,771 894

Nợ có khả năng mất vốn 1,451 2,978 3,552 5,673

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 - Vietcombank

Theo đó trong giai đoạn từ 2012-2015 tổng giá trị nợ đủ tiêu chuẩn tăng mạnh thể hiện lƣợng tiền gửi vào ngân hàng gia tăng, tuy nhiên lƣợng nợ có khả năng mất vốn lại đang có xu hƣớng tăng cao.

- Nợ xấu

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.8: Tình hình nợ xấu của Vietcombank

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 - Vietcombank

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản của Vietcombank đang có xu hƣớng giảm dần trong vài năm trở lại đây sau khi tăng cao trong năm 2013, điều này là kết quả của việc tổng tài sản của Vietcombank liên tục tăng và lƣợng nợ xấu đƣợc xử lý trong 2 năm trở lại đây đang có xu hƣớng tăng.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.9: Dự phòng rủi ro nợ xấu/Tổng nợ xấu

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 - Vietcombank

Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng nợ xấu đã tăng lên mức 110.68% trong năm 2015 sau khi bị giảm xuống mức 86.29% của năm 2013 đã cho thấy sức khoẻ của Ngân hàng

đã có sự cải thiện đáng kể. Ngân hàng đã có đủ khả năng trích lập một lƣợng lớn tiền dự phòng rủi ro nợ xấu từ lợi nhuận trƣớc dự phòng để đƣa vào quỹ dự phòng. Tỷ lệ này của Vietcombank là tỷ lệ cao nhất so với các ngân hàng khác trong nƣớc.

Các chỉ số về chất lƣợng tài sản đƣợc cải thiện mạnh mẽ trong năm 2015 nhƣ tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,01% (nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp thì tỷ lệ nợ xấu còn 1,76%) và tỷ lệ Dự phòng rủi ro bao nợ xấu đạt tới 110,7%. Tỷ lệ nợ cần chú ý (nhóm 2) cũng giảm mạnh từ 5,41% năm 2014 xuống còn 2,68% năm 2015. Tỷ lệ CAR theo BCTC kiểm toán 2015 tăng nhẹ so với trƣớc kiểm toán, đạt 10,91%. Trong cơ cấu dƣ nợ của VCB, 2 ngành có độ rủi ro cao hiện nay là Dầu khí và BĐS chỉ chiếm lần lƣợt 3,2% và 8% (toàn ngành là 10%), trong dƣ nợ BĐS có gần một nửa là cho vay kinh doanh BĐS, còn lại là tín dụng mua nhà ở của thể nhân. Tín dụng thể nhân là cấu phần tăng trƣởng mạnh nhất trong dƣ nợ (+50% yoy) và tỷ trọng tăng từ 16% năm 2014 lên 20,2% năm 2015 giúp VCB phân tán rủi ro và cải thiện NIM. Sản xuất thƣơng mại (31%) và mua nhà ở (26%) là hai nhóm ngành lớn nhất trong tín dụng thể nhân).

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.10: NIM của VCB, CTG và BID từ 2012 – 2015

Nguồn: BCTC VCB, CTG, BID, BSC research

Danh mục cho vay chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực là gia công, chế biến (31%) và thƣơng mại, dịch vụ (27%). Tỷ lệ nợ xấu thấp, đạt 2,01%, tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả nợ xấu đã bán cho VAMC là 3,59%. Trong năm 2015, ngân hàng đã tự xử lý 3411 tỷ đồng nợ xấu và bán khoảng 2800 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Cần lƣu ý

rằng, dƣ nợ nhóm 5, nhóm có khả năng mất vốn của VCB đang tăng nhanh, tăng 60% lên 5,7 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ lãi thực thu/thu nhập lãi cao, đạt 96%. Tỷ lệ bao nợ xấu cao nhất toàn ngành, đạt 111%. Với nhƣng kết quả trên, tác giả dự đoán chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu của VCB sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới. Năm 2015, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VCB lên tới 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% lợi nhuận trƣớc dự phòng của ngân hàng.

- Đối tƣợng vay nợ của Vietcombank

Bảng 3.3: Đối tƣợng vay nợ của Vietcombank

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Hợp tác xã và Công ty tƣ nhân 5,357 5,476 6,056 7,720

Công ty TNHH 48,660 59,573 69,454 81,744

Doanh nghiệp nhà nƣớc 58,558 77,642 90,003 90,323

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài 13,290 13,890 17,883 26,083

Khác 86,514 80,475 88,193 103,450

Cá nhân, khác 28,784 37,259 51,744 77,831

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 - Vietcombank

Cơ cấu các đối tƣợng cho vay của Vietcombank tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng đều qua các năm. Đáng lƣu ý là lƣợng tiền cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc vay chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng này.

Ngoài ra với mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II trong việc đánh giá các rủi ro hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thƣơng đang nỗ lực tìm cách đáp ứng các yêu cầu về vốn của Basel II. Hiện nay, theo các kịch bản đƣợc đƣa ra, tỷ lệ CAR nếu tính theo Thông tƣ 36 của Ngân hàng Ngoại thƣơng đạt 10,6% cao hơn mức yêu cầu 8% tuy nhiên nếu tính theo tiêu chuẩn Basel II thì chỉ số này mới chỉ đạt 7,49% thấp hơn so với yêu cầu. Để đáp ứng yêu cầu này, Vietcombank đã đƣa ra các phƣơng án phát hành cổ phiếu hoặc thoái vốn, tăng vốn nhằm đáp ứng yêu cầu Basel II.

Bảng 3.4: Chỉ số Car của Vietcombank Kịch bản Ƣớc tính CAR 2015 - TT 36 Ƣớc tính CAR 2015 - Basel II

Hiện nay – Không đổi 10.61% 7.49%

Phát hành cổ phiếu sơ cấp tỷ lệ 10% với giá 40.000 vnd/cổ phiếu

12.96% 9.26%

Giảm cổ phần tại EIB và MBB xuống 5% - Bán toàn bộ cổ phần tại ngân hàng Sài Gòn Công Thƣơng và ngân hàng Phƣơng Đông

10.83% 7.66%

Bán toàn bổ cổ phần tại EIB và MBB 11.05% 7.85%

Bán toàn bộ cổ phần tại tất cả các ngân hàng khác 11.11% 7.9%

Phát hành nợ cấp giá trị bằng 50% vốn cấp 1 14.64% 10.70%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 - Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)