Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 61 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngoại thương Việt Nam

Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNT đƣợc chia làm ba cấp: Hội sở chính; Chi nhánh cấp I; và Chi nhánh cấp II và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cũng đƣợc thực hiện theo phân cấp quản lý này. Với bộ máy quản trị đƣợc phân cấp cụ thể sẽ phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ của từng cấp, đảm bảo sự phân tách độc lập giữa các khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng, quy định về trách nhiệm của từng cấp. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích các bộ phận có liên quan trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Viecombank.

Tại Hội sở chính

Uỷ ban quản lý rủi ro

Uỷ ban quản lý rủi ro đƣợc thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro. Đứng đầu uỷ ban là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Các thành viên của uỷ ban hoạt động bán nhiệm và thƣờng là những ngƣời đại diện cho Ban lãnh đạo hoặc là những ngƣời hiện đang đƣợc phân công phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của ngân hàng nhƣ phòng vốn, phòng quản lý tín dụng, phòng Phân tích tổng hợp kinh tế, phòng Đề án công nghệ. Nhiệm vụ chính của Uỷ ban là ban hành các chính sách chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả các loại hình rủi ro khác nhau trong hoạt động Ngân hàng, trong đó tất nhiên bao gồm loại hình rủi ro tín dụng.

Hội đồng tín dụng Trung ương

Hội đồng tín dụng Trung ƣơng đƣợc thành lập nhằm hỗ trợ cho Ban điều hành trong việc cung ứng sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Chủ tịch Hội đồng là Tổng giám đốc. Phó chủ tịch Hội đồng là một phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng. Thành viên Hội đồng là các trƣởng phòng Quản lý tín dụng, Đầu tƣ dự án, Phân tích Tổng hợp kinh tế, Quan hệ khách hàng và phòng Pháp chế. Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và quyết định các khoản vay vƣợt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc các chi nhánh.

Phòng Quản lý tín dụng

Phòng Quản lý tín dụng thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi và quản lý rủi ro tín dụng; Hƣớng dẫn và ban hành các chính sách chế độ liên quan đến hoạt động tín dụng; Xây dựng kế hoạch và các định hƣớng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Cụ thể phòng quản lý tín dụng có trách nhiệm rà soát/tái thẩm định các đề

xuất cấp tín dụng có mức độ phức tạp trung bình trở lên; Giám sát, theo dõi chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh, khách hàng đƣợc phân công phụ trách; Quản lý nhóm khách hàng liên quan: lập báo cáo phân tích, rà soát định kỳ và theo yêu cầu; Hỗ trợ chi nhánh xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề.

Phòng Công nợ

Phòng Công nợ chịu trách nhiệm theo dõi quản lý toàn bộ các khoản vay khó đòi (trên 180 ngày); Theo dõi tính toán trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý nợ khó đòi từ quĩ dự phòng rủi ro; Xem xét thẩm định các khoản miễn giảm lãi vƣợt mức phán quyết của các Giám đốc chi nhánh.

Phòng Thông tin tín dụng

Chịu trách nhiệm theo dõi, thu thập thông tin liên quan đến phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong các hoạt động khác có liên quan. Phối hợp hoạt động thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro giữa các chi nhánh. Tổng hợp, phân tích đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống và thông tin phục vụ quản lý. Đầu mối quan hệ giao dịch trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức cung cấp thông tin khác.

Tại chi nhánh cấp I

Hội đồng tín dụng cơ sở

Hội đồng tín dụng cơ sở đƣợc thành lập nhằm hỗ trợ Ban giám đốc chi nhánh trong việc cung ứng sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Chủ tịch Hội đồng tín dụng cơ sở là Giám đốc chi nhánh. Phó chủ tịch Hội đồng là phó Giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng hoặc một phó Giám đốc khác do Chủ tịch Hội đồng tín dụng chỉ định. Các thành viên Hội đồng tín dụng là trƣởng phòng tín dụng, trƣởng phòng khách hàng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng tín dụng chỉ định. Nhiệm vụ chính của Hội đồng tín dụng cơ sở là xét duyệt giới hạn tín dụng, xét duyệt các khoản vay vƣợt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh hoặc các khoản vay tuy không vƣợt phán quyết của Giám đốc chi nhánh song do phức tạp nên cần đƣa ra Hội đồng tín dụng thẩm định đánh giá lại.

Phòng tín dụng, phòng Đầu tư dự án, Phòng khách hàng, bộ phận tín dụng tại các phòng giao dịch

Tuỳ theo quy mô hoạt động, Sở giao dịch và các chi nhánh có thể thành lập riêng các phòng Đầu tƣ dự án, cho vay trả góp. Trƣờng hợp chi nhánh chỉ có một phòng tín dụng, thì phòng tín dụng chịu trách nhiệm xem xét cho vay tất cả các loại hình đối với khách hàng. Trƣờng hợp chi nhánh có thêm các phòng khác thì hầu nhƣ tên gọi của phòng đã nói lên nhiệm vụ của chính phòng đó.

Do quy mô hoạt động tín dụng tại các phòng giao dịch thƣờng nhỏ, phạm vi hạn hẹp vì vậy không tách thành lập riêng phòng tín dụng mà chỉ là một bộ phận trực thuộc điều hành trực tiếp của trƣởng phòng Giao dịch.

Tại chi nhánh cấp II

Tại chi nhánh cấp II thƣờng chỉ có một phòng tín dụng vì vậy phòng tín dụng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các loại hình cho vay đến khách hàng.

Tóm lại, hiện nay Vietcombank đang thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, đƣợc quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng. Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và đƣa ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng nhƣ giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng. Vietcombank đang hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tƣ.

3.2.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Dựa trên cơ sở chín nguyên tắc cơ bản trong quản trị rủi to tín dụng, chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thƣơng đƣợc ban hành nhằm bảo đảm việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ pháp luật: Tất cả các cán bộ, nhân viên ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động

tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam; không đƣợc phép lợi dụng tài sản và uy tín của Ngân hàng Ngoại thƣơng vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Phù hợp với chiến lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thƣơng tại từng thời kỳ. Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và đƣợc kết hợp hài hoà trong chiến lƣợc kinh doanh chung của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. Vì thế, việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lƣợc, định hƣớng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, đặc biệt là bộ phận nguồn vốn, khách hàng, thanh toán.

- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tƣ tín dụng theo mục tiêu định hƣớng kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Quan điểm bình đẳng và hƣớng tới khách hàng. Trong cấp tín dụng, ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trƣờng hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nƣớc) phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng.

- Các ƣu đãi trong tín dụng, nếu có, chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

Việc giao dịch với khách hàng đƣợc xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch tín dụng của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân. Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lƣợng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân đƣợc giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trƣớc hết đối với quyết định của mình.

3.2.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng Vietcombank cũng xây dựng khung QTRRTD theo 4 bƣớc cơ bản: Nhận diện, đáng giá, kiểm soát và giám sát rủi ro. Trong phần này tác giả đi sâu phân tích hệ thống xếp hạng tín dụng đƣợc đánh giá là bƣớc quan trọng nhất của Vietcombank.

- Đối với doanh nghiệp

Ngân hàng Ngoại thƣơng xếp các doanh nghiệp thành 10 loại có các mức độ rủi ro từ thấp lên cao là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D.

Việc xếp hạng doanh nghiệp đƣợc tiến hành qua 4 bƣớc (i) xác định ngành nghề/ lĩnh vực; (ii) chấm điểm qui mô, (iii) chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, (iv) tổng hợp điểm và phân loại.

Xác định ngành nghề/lĩnh vực

Ngân hàng Ngoại thƣơng áp dụng chấm điểm khác nhau cho 4 loại ngành/lĩnh vực khác nhau gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp; Thƣơng mại và dịch vụ; Xây dựng; Sản xuất. Việc phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực/ngành dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 40% doanh thu trở lên.

Chấm điểm quy mô

Chấm điểm quy mô doanh nghiệp là để xác định loại doanh nghiệp: lớn, trung bình, hay nhỏ. Sau đó kết hợp với lĩnh vực/ngành nghề đã xác định, tiến hành chấm điểm tài chính và các tiêu chí khác. Quy mô đƣợc xác định trên cơ sở cho điểm độc lập 4 tieu chí: Vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách. Tổng số điểm của 4 tiêu chí này đƣợc phân loại nhƣ sau:

Tổng điểm Quy mô

Nhỏ hơn 30 Nhỏ

Từ 30 đến 69 Trung bình

Từ 70 đến 100 Lớn

Chấm điểm tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính

Trên cơ sở xác định quy mô và các ngành/ lĩnh vực của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Tổng hợp điểm và phân loại

Điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm tài chính và các yếu tố khác, có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có đƣợc kiểm toán hay không. Sau khi cộng tổng điểm của doanh nghiệp, việc phân loại khách hàng đƣợc căn cứ theo bảng sau:

Loại Số điểm Loại Số điểm

AAA 92.4 -100 B 54.4 – 61.9

AA 84.8 – 92.3 CCC 46.8 – 54.3

A 77.2 – 84.7 CC 39.2 – 46.7

BBB 69.6 – 77.1 C 31.6 – 39.1

BB 62 – 69.5 D < 31.6

- Đối với cá nhân

Ngân hàng Ngoại thƣơng thƣờng xếp các khách hàng cá nhân thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với ký hiệu từ A+ đến D.

Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của Ngân hàng Ngoại thƣơng

A+ Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A- Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

B+ Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tuỳ thuộc vào

phƣơng án bảo đảm tiền vay

B Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu quả phƣơng án vay vốn và bảo đảm tiền vay

B- Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà

tập trung thu hồi nợ

C+ Trung bình Từ chối cấp tín dụng

C Cao Từ chối cấp tín dụng

C- Cao Từ chối cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)