CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Nhƣ̃ng ƣu điểm và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng
3.3.2. Những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ
3.3.2.1 Về môi trường kiểm soát
- VCB vẫn còn tồn tại những chồng chéo, phân định chƣa rõ ràng giữa chức năng, sự bất hợp lý của cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị dẫn đến việc quản lý và trao đổi thông tin còn kém hiệu quả.
- Một số nhà quản lý còn chịu sức ép về chính trị, quyền lực mà chƣa tôn trọng tối đa, nhất quán về quy tắc tín dụng của ngân hàng nên để xảy ra tình trạng nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp lớn.
- Do hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, đem lại thu nhập cao nhất nên VCB có thời điểm đã quá chú trọng đến việc tăng trƣởng tín dụng nhƣng thiếu chiến lƣợc phát triển gắn liền với sự phân tính tính an toàn của sản phẩm cho vay, rủi ro khách àng và các rủi ro khác. Chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ cao đã dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng vì thành tích ngắn hạn mà bỏ qua việc đánh giá các rủi ro dài hạn, không phân tích đến chất lƣợng tín dụng và không thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy trình nghiệp vụ hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
3.3.2.2 Đánh giá rủi ro
- VCB vẫn chƣa thể đạt đƣợc đến mức chuẩn quốc tế về ghi nhận và đánh giá rủi ro. Chƣa thể phân tích và lƣợng định một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và chƣa xây dựng đƣợc một quy trình giám sát đầy đủ nhằm hạn chế các loại rủi ro này và chƣa có các kế hoạch để đối phó trong các trƣờng hợp có sự biến động đột xuất của môi trƣờng kinh doanh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi công nghệ…
- Hệ thống đánh giá tín dụng tại VCB còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bay của cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định thông tin.
3.3.2.3 Các hoạt động kiểm soát
- Các quy định nội bộ của VCB về hoạt động tín dụng chƣa cụ thể hoá trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo.
- Tính kiểm soát đối với toàn bộ quy trình tín dụng còn chú trọng tính hình thức nhằm đáp ứng các yêu cầu về pháp lý. Còn tồn tại sự thiếu tách bạch giữa chức năng, vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, thiếu sự kiểm tra độc lập thực hiện nghiệp vụ, điều này đôi khi làm cho hệ thống kiểm soát không phát huy đƣợc khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, vi phạm trong hoạt động tín dụng.
- Việc phân bổ hạn mức phán quyết tín dụng cho các chi nhánh còn chƣa hợp lý và phân quyền xét duyệt tín dụng của các cá nhân còn thiếu sự độc lập trong khi hệ thống giám sát từ xa của ban điều hành còn chƣa hoàn thiện dẫn đến
các quyết định cho vay sai và che giấu tình trạng nợ xấu tại các chi nhánh mà chƣa bị phát hiện.
- Sự phân công cán bộ thẩm định hồ sơ vay còn chƣa hợp lý, đôi khi một cán bộ tín dụng phải quản lý số lƣợng hồ sơ quá nhiều mà không thể theo dõi, thẩm định tốt đƣợc tất cả các khoản vay.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ tại VCB đôi khi không tỏ ra hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng. Chỉ đến khi phát sinh rủi ro nợ xấu khó đòi mới bắt đầu tìm nguyên nhân và cách khắc phục hậu quả.
- Đối với các khoản nợ xấu còn tồn đọng, VCB còn chƣa thể giải quyết dứt khoát, để tình trạng nợ động kéo dài, tiến độ xử lý chậm làm trích lập dự phòng tăng cao.
3.3.2.4 Thông tin và truyền thông
Mặc dù VCB đã bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong xử lý nghiệp vụ và quản trị ngân hàng nhƣng hệ thống báo cáo tín dụng vẫn chƣa kịp thời va đảm bảo chính xác. Hệ thống cung cấp nhiều loại báo cáo tín dụng khác nhau nhƣng thiếu sự tập trng hay nhấn mạnh vào những điểm quan trọng để nhà quản lý có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của từng loại hình cho vay, hiệu quả hoạt động cho vay từng nơi và các vùng tập trung nhiều rủi ro tín dụng. Các báo cáo chỉ thể hiện số liệu nhiều hơn là chỉ ra các nguyên nhân biến động. Ngoài ra chất lƣợng của hệ thống báo cáo tín dụng còn phụ thuộc vào việc hạch toán nợ vay có đúng tài khoản và chuyển nợ quá hạn có đúng quy định hay không. Điều này chƣa đƣợc kiểm tra lại chặt chẽ tại các ngân hàng.
Ngoài ra, sự truyền đạt thông tin trong hệ thống VCB còn chƣa hiệu quả. Sự cập nhật thông tin nghiệp vụ tín dụng còn chƣa đầy đủ và kịp thời với các thay đổi về chính sách tín dụng, các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ.
3.3.2.5 Hoạt động giám sát
Công tác kiểm tra giám sát tại VCB còn đôi khi mang tính hình thức, để xảy ra các rủi ro tín dụng rồi mới thực hiện rà soát, kiểm tra lại nghiệp vụ.
Các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại VCB còn chƣa đƣợc kiểm tra chặt chẽ, chƣa đƣợc dánh giá một cách độc lập khách quan. Đội ngũ kiểm toán nội bộ ngân hàng còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng chuyên môn.