Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế hội sở chính (Trang 140 - 141)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước

- Nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ, gắn với điều hành lãi suất và tỷ giá theo cơ chế thị trƣờng. Các văn bản chế độ cần đi trƣớc công nghệ một bƣớc, tạo định hƣớng cho phát triển công nghệ, hoặc phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp tốc độ phát triển chung của công nghệ.

- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Chính phủ và Nhà nƣớc trong việc tổ chức liên kết, hợp tác giữa các NHTM trong cả nƣớc, nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài. Đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, một lĩnh vực là thế mạnh của các ngân hàng nƣớc ngoài có quy mô vốn lớn, lợi thế lãi suất, dịch vụ khách hàng chất lƣợng cao, sản phẩm ngân hàng phong phú… Chính vì thế, Chính phủ và Nhà nƣớc Việt Nam cần phải là đầu mối và có những chính sách để gắn kết các NHTM trong nƣớc với nhau, nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động liên kết hợp tác các ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh, tạo độ bền vững cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

- Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích hỗ trợ ngân hàng, cấp và tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô hoạt động cho các NHTM trong nƣớc. Điều này sẽ giúp các ngân hàng có đủ năng lực tài chính để cạnh tranh trong xu thế hội nhập mới, vƣợt qua các khó khăn và thách thức do hai hiệp định TPP và AEC mang lại, đặc biệt

là các khó khăn về qui mô vốn trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, đang tăng nhanh về số lƣợng tại thị trƣờng Việt Nam. - Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần có các chính sách để khuyến khích các NHTM Việt Nam tăng cƣờng hợp tác quốc tế về tài chính, tiền tệ, ngân hàng với các tổ chức tài chính, ngân hàng nƣớc ngoài. Điều này sẽ giúp các NHTM trong nƣớc có đƣợc sự hỗ trợ quốc tế về vốn, công nghệ tiên tiến, qui trình chuẩn hóa, nâng cao tiềm lực cạnh tranh và vị thế cho ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thị phần khách hàng và khả năng thu hút khách hàng tại thị trƣờng dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam nhƣ hiện nay.

- Nhà nƣớc cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý, để có thể điều chỉnh các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ ngân hàng cá nhân nói riêng. Hiện nay, sự nghèo nàn của các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân khiến cho các ngân hàng lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng lại do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải hoàn thiện môi trƣờng pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hƣớng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của Ngân hàng và Khách hàng.

- Ngoài ra, Chính phủ và Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát, tiến hành kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế để mang lại những thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp Ngân hàng đƣa ra các quyết định cho vay đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế hội sở chính (Trang 140 - 141)