Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của VIB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế hội sở chính (Trang 62 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về NH TMCP Quốc tế Việt Nam

3.1.3. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của VIB

Giai đoạn 2013-2015 đối với VIB đƣợc xem là một trong những giai đoạn giúp Ngân hàng định hƣớng phát triển trong quá trình đƣơng đầu với thách thức không chỉ của nền kinh tế Việt Nam nói riêng mà là của nền kinh tế toàn cầu nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy tăng trƣởng GDP toàn cầu các năm 2013-2015 xoay quanh mức thấp 2.5%/năm. Bức tranh kinh tế thế giới năm 2015 nhìn chung còn nhiều khó khăn. Ngoài những điểm sáng nhƣ sự phục hồi của kinh tế Mỹ và các nỗ lực đáng kể nhằm thoát khỏi khủng hoảng nợ công của khu vực EU, thế giới chứng kiến sự căng thẳng trong quan hệ kinh tế - chính trị giữa Nga với Mỹ và Châu Âu, các biến động địa chính trị kéo dài tại Trung Đông dẫn tới làn sóng ngƣời nhập cƣ, nguy cơ khủng bố, xung đột vũ trang ảnh hƣởng sâu sắc đến phát triển kinh tế. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam đã chứng kiến thị trƣờng chứng khoán sụt giảm mạnh trong năm 2015, đồng nhân dân tệ bị phá giá và ngành ngân hàng phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bất động sản.

Kinh tế Việt Nam với mục tiêu tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế và kiểm soát lạm phát đã có những phục hồi nhất định trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, mức tăng GDP năm 2013 và 2014 lần lƣợt là 5,42% và 5,98% và phục hồi ở mức 6,68% trong năm 2015. Lạm phát đƣợc duy trì ở mức thấp và các biến động tỷ giá trong thời gian qua vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng nhà nƣớc.

Ngành Ngân hàng đang ở giai đoạn cao điểm của đề án tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc đã tiến hành tái cơ cấu, hợp nhất, mua lại với giá “0” đồng một số tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chƣa bao gồm VAMC đƣợc báo cáo là đã giảm xuống dƣới 3%. Tăng trƣởng tín dụng toàn ngành tăng từ mức 9% của năm 2012 lên 18% năm 2015.

Trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới và Việt Nam còn nhiều bất ổn, để khái quát về tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động kinh doanh khác tại VIB, ta có các bảng số liệu nhƣ sau.

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các NHTM, do vậy công tác huy động vốn trong xã hội đƣợc VIB đặc biệt quan tâm,

chú trọng đầu tƣ đúng mức. Trong các năm vừa qua, VIB đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, những diễn biến của thị trƣờng trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc xen lẫn các tín hiệu tích cực lẫn tiêu cực, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung cũng nhƣ của VIB nói riêng, khiến cho hoạt động huy động vốn của VIB cũng chịu nhiều ảnh hƣởng đáng kể, đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1.Tình hình huy động vốn của VIB giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền % Số tiền % 2014/ 2013 Số tiền % 2015/ 2014 Số tiền chênh lệch Mức tăng trƣởng (%) Số tiền chênh lệch Mức tăng trƣởng (%) Tổng nguồn vốn 63.729 100 68.867 100 5.138 8 74.546 100 5.679 8 Khoản nợ NHNN 998 2 0 0 -998 -100 8.472 11 8.472 100 Tiền gửi và vay từ các TCTD khác 19.036 30 19.761 29 725 4 12.699 17 -7.062 -36

Tiền gửi của

khách hàng 43.239 68 49.052 71 5.813 13 53.303 72 4.251 9 Vốn tài trợ, ủy thác cho vay đầu tƣ 456 0,7 54 0,1 -402 -88 72 0,1 18 33 Phát hành giấy tờ có giá 0,3 0,0 0,0 0,0 -0,3 -92 0,0 0,0 0,0 -100 (Nguồn: Báo cáo thường niên VIB 2013-2015)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tổng nguồn vốn huy động của VIB các năm vừa qua đang tăng trƣởng với mức tăng nhẹ xấp xỉ 8% mỗi năm. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động đạt xấp xỉ 68.867 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013, và đến năm 2015, mức huy động vốn tăng lên 74.546 tỷ đồng, so với năm 2014 xấp xỉ 8%.

Để ổn định và tăng trƣởng đƣợc tổng nguồn vốn huy động nhƣ hiện nay, VIB đã thực hiện huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua nhiều hình thức, sản phẩm huy động vốn đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp và KHCN. Các khối kinh doanh tại hội sở nhƣ Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối KH lớn, Khối KH doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khối KHCN đóng vai trò tích cực và hiệu quả trong việc xây dựng các chƣơng trình, chính sách huy động vốn, hỗ trợ việc triển khai chƣơng trình hành động tại các đơn vị kinh doanh của VIB.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.2.Cơ cấu huy động vốn của VIB giai đoạn 2013-2015

Xét về cơ cấu nguồn vốn, VIB đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: tiền gửi từ dân cƣ và tổ chức kinh tế, vay từ các TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá... Trong đó, nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng, luôn chiếm tỷ trọng từ trên 68%-72% tổng vốn huy động toàn ngân hàng. Các nguồn vốn huy động khác chiếm tỷ trọng không nhiều và có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nguồn vốn huy động từ khách hàng đối với VIB và định hƣớng phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng ngày càng hƣớng tới khách hàng nhiều hơn nữa của VIB.

Cụ thể, tiền gửi của khách hàng năm 2013 đạt 43.239 tỷ đồng, chiếm 68% trên tổng nguồn vốn huy động. Con số này tăng trƣởng 13% trong năm 2014, đạt 49.052 tỷ đồng, với tỷ trọng 71%. Năm 2015 huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng đạt con số 53.303 tỷ đồng, chiếm 72% tổng nguồn vốn huy động, tăng trƣởng ở mức 9%. Ở trong xu thế giảm, tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác giảm từ 30% năm 2013, xuống còn 17% tổng vốn huy động tƣơng đƣơng với số tiền 12.699 tỷ đồng trong năm 2015. Tỷ trọng vốn tài trợ, ủy thác cho vay đầu tƣ giảm từ 0,7% năm 2013 xuống còn 0,1% trên tổng vốn huy động ở năm 2015, xấp xỉ còn 72 tỷ đồng. Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá giảm từ 0,3 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 0 tỷ đồng trong năm 2014 và 2015, giảm 92%, chỉ còn chiếm 0% tỷ trọng trên tổng nguồn vốn vào năm 2014 và 2015.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Trong những năm vừa qua, trƣớc những biến động của nền kinh tế xã hội và thị trƣờng, VIB đã không ngừng hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với từng vùng, miền, ngành nghề kinh doanh, cùng với việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của ngân hàng cũng nhƣ NHNN về hoạt động tín dụng nhƣ: kiểm soát chặt chẽ tăng trƣởng tín dụng trong giới hạn đƣợc giao, thƣờng xuyên kiểm tra, thực hiện đánh giá, rà soát phân loại nợ và trích lập DPRR, đánh giá xếp hạng tín dụng các cá nhân, doanh nghiệp theo đúng quy định. Nhờ đó, chất lƣợng tín dụng của VIB đƣợc duy trì và kiểm soát chặt chẽ.

Lƣợng dự phòng rủi ro tín dụng cũng đƣợc kiểm soát thƣờng xuyên để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Và để có thể đánh giá tổng quan sự phát triển hoạt động tín dụng tại VIB giai đoạn 2013-2015, ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Hoạt động cho vay của VIB giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền % Số tiền % 2014/ 2013 Số tiền % 2015/ 2014 Số tiền chênh lệch Mức tăng trƣởng (%) Số tiền chênh lệch Mức tăng trƣởng (%) Tổng nợ 35.238 38.178 2.940 8 47.777 9.599 25 Nợ ngắn hạn 19.212 55 16.661 44 -2.551 -13 17.054 36 393 2 Nợ trung hạn 7.357 21 9.987 26 2.630 36 15.095 32 5.108 51 Nợ dài hạn 8.669 25 11.530 30 2.861 33 15.628 33 4.098 36 DP RRTD 925 889 -36 -4 752 -137 -15

(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB 2013-2015) Hoạt động sử dụng vốn luôn đƣợc coi là một hoạt động quan trọng nhất và mang lại nguồn thu chủ yếu cho VIB. Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng đã tăng từ 35.238 tỷ đồng năm 2013 lên 47.777 tỷ đổng năm 2015, xấp xỉ tăng 12.539 tỷ đồng.

Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng trong năm 2014 tại VIB đạt hơn 8%, tuy không cao bằng mức tăng trƣởng tín dụng toàn ngành là 14,16%, nhƣng là con số phù hợp với

khả năng quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng tại VIB. Năm 2015 chứng kiến sự tăng trƣởng tín dụng vƣợt bậc của VIB so với năm 2014, ở mức tăng 25% và cao hơn so với tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng toàn ngành 18%.

Trong 3 năm gần đây, VIB có sự tăng lên về tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng một phần là do kinh tế Việt Nam, với mục tiêu tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, thì ngành Tài chính ngân hàng Việt Nam đã có những phục hồi nhất định trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn. Cụ thể, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng từ 9% năm 2012 lên 18% năm 2015.

Tuy nhiên, để đạt đƣợc mức tăng trƣởng tín dụng nhƣ hiện nay, một phần cũng là do những nỗ lực của VIB trong việc duy trì đƣợc cơ cấu cho vay lành mạnh, đảm bảo các quy định của Nhà nƣớc, cải thiện chất lƣợng tín dụng, thực hiện chính sách cho vay tập trung vào nhóm khách hàng chất lƣợng cao, và thể hiện cơ chế quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả với phƣơng châm luôn kiểm soát chất lƣợng tín dụng, đầu tƣ vốn trên cơ sở an toàn để tăng trƣởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VIB trong các năm 2013, 2014, 2015 tƣơng ứng là 925 tỷ đồng, 889 tỷ đồng và 752 tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VIB luôn đƣợc duy trì và thực hiện theo tiêu chuẩn của quốc tế, phù hợp với các quy định của NHNN và chủ trƣơng tăng cƣờng, chú trọng, triển khai thêm nhiều các hoạt động quản trị rủi ro tại VIB nhƣ: rủi ro thị trƣờng, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động…

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu dƣ nợ của VIB giai đoạn 2013-2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB 2013-2015) Từ phân tích cơ cấu dƣ nợ tại VIB, ta có thể thấy dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn tại VIB vào năm 2013, tuy nhiên có xu hƣớng giảm trong các năm tiếp theo. Trong khi dƣ nợ trung và dài hạn năm 2013 lại chiếm tỷ trọng khiêm tốn ở mức tƣơng ứng là 25% và 21%. Nguyên nhân là do trong năm 2013, khi thị trƣờng chung có nhiều khó khăn, tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại các NHTM bị giới hạn bởi NHNN thì VIB đã chủ trƣơng tập trung cho vay ngắn hạn, đẩy nhanh vòng quay vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tuy nhiên từ năm 2014, cơ cấu dƣ nợ tại VIB bắt đầu thay đổi khi VIB tập trung đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn. Tính đến năm 2014, dƣ nợ ngắn hạn giảm mạnh 13%, chỉ còn 16.661 tỷ đồng chiếm 44% tổng dƣ nợ, tƣơng ứng giảm 2.551 tỷ đồng so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2014 và đầu năm 2015, nhu cầu vay vốn trung – dài hạn của các khách hàng, để mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ… nhằm đón đầu các Hiệp định đối tác kinh tế song phƣơng và đa phƣơng (nhƣ ASEAN, TPP…) đã tăng khá mạnh. Ngân hàng Nhà nƣớc đã tìm cách hạ thêm

lãi suất cho vay xuống thêm 1% đến 1,5%, đặc biệt là lãi suất vay trung – dài hạn, khiến nhu cầu vay vốn, tổng giá trị, tỷ trọng các khoản vay trung – dài hạn gia tăng, và hoạt động tín dụng cũng có điều kiện tăng trƣởng.

Điều này khiến cho cơ cấu dƣ nợ giữa nợ ngắn, trung và dài hạn trở nên xấp xỉ và cân bằng với nhau. Năm 2015 nợ ngắn hạn tăng trƣởng nhẹ 2%, xong tỷ trọng sụt giảm chỉ còn 36%. Nợ trung hạn tăng mạnh 36% từ 7.357 tỷ đồng năm 2013 lên 9.987 tỷ đồng năm 2014, và tăng 51% tại năm 2015 với số tiền lên đến 15.095 tỷ đồng, nâng tỷ trọng nợ trung hạn từ 21% năm 2013 lên 32% năm 2015. Nợ dài hạn chiếm 33% tổng dƣ nợ toàn ngân hàng năm 2015 với mức tăng trƣởng đều, cụ thể tăng 33% vào năm 2014 và 36% năm 2015, nâng tổng dƣ nợ dài hạn tăng từ 8.669 tỷ năm 2013 lên 15.628 tỷ vào năm 2015.

3.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thẻ

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thẻ, từ rất sớm VIB đã gia nhập cả 3 liên minh thẻ Smartlink, Banknetvn và VNBC nên từ lâu thẻ do VIB phát hành đã đƣợc chấp nhận tại tất cả các máy rút tiền tự động ATM trên toàn quốc. Trong những năm vừa qua, VIB cũng luôn không ngừng đa dạng hóa sản phẩm thẻ và nỗ lực gia tăng tiện ích thẻ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, hƣớng tới mục tiêu nhằm gia tăng số lƣợng thẻ do VIB phát hành. Thẻ do VIB phát hành gồm 3 loại chính:

 Thẻ tín dụng (Credit Card): Thông qua loại thẻ này, khách hàng đƣợc ngân hàng cấp một khoản vay để tiêu dùng. Thực chất đây là việc cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo, hoàn toàn tín chấp. Để có thể đƣợc ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng phải đảm bảo một số điều kiện nhƣ: đang công tác lâu dài tại một cơ quan, doanh nghiệp; có thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng... Hiện nay, VIB đang có các loại thẻ sau: thẻ Master, Visa... Thẻ Credit của VIB cũng thƣờng xuyên có các chƣơng trình khuyến mại liên kết với các thƣơng hiệu nổi tiếng để tăng thêm giá trị cho khách hàng.

 Thẻ thanh toán (Debit Card) là loại thẻ mà khách hàng có thể sử dụng để thanh toán hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số tiền khách hàng có trong tài khoản mở tại ngân hàng. Khi thực hiện giao dịch, tiền sẽ đƣợc trừ trực tiếp vào tài khoản

của khách hàng tại ngân hàng đăng kí. Hiện nay VIB có phát hành nhiều loại thẻ thanh toán, nếu căn cứ vào phạm vi thanh toán có thể chia thành 2 loại: IDC (International Debit Card), có phạm vi thanh toán toàn cầu và thẻ VIB Values Debit có phạm vi thanh toán trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 Thẻ trả trƣớc (Prepaid Card): Đây đƣợc coi nhƣ một loại thẻ dự trữ giá trị, ngƣời sử dụng thẻ phải nạp trƣợc một số tiền vào trong thẻ. Loại thẻ này có nhiều ƣu điểm nhƣ: chủ thẻ không cần mở tài khoản tại ngân hàng; không cần thực hiện ký quỹ hoặc tín chấp; có thể sử dụng thẻ làm quà tặng (gift card). Hiện nay, đây là một trong nhƣng loại thẻ mang lại doanh thu lớn cho VIB, các loại thẻ dạng này bao gồm: VIB Prepaid Master Card....

Bảng 3.3. Tình hình dịch vụ thẻ của VIB năm 2013-2015

Đơn vị: Cái Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lƣợng Số lƣợng Mức tăng trƣởng (%) Số lƣợng Mức tăng trƣởng (%) Số lƣợng thẻ 1.722.683 1.942.066 12,73 2.275.882 17,18

(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB 2013-2015)

Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng, VIB không ngừng gia tăng số lƣợng thẻ phát hành thông qua các chƣơng trình ƣu đãi tặng thẻ cho khách hàng, sẵn sàng miễn giảm hầu hết các loại phí của dịch vụ thẻ nhƣ phí phát hành, phí thƣờng niên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế hội sở chính (Trang 62 - 77)