Thương hiệu – Định vị thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing của công ty TNHH thế giới di động đối với sản phẩm điện thoại thông minh (Trang 72 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng chiến lược Marketing cho sản phẩm Điện thoại thông minh tạ

3.2.6. Thương hiệu – Định vị thị trường

Đối với những công ty, tập đoàn lớn, thứ giá trị nhất của họ không nằm ở số tiền họ đang có, mà nằm ở giá trị của thương hiệu họ đang sở hữu. Để tạo dựng được thương hiệu trên thị trường là cả một quá trình lâu dài hoạt động, thử nghiệm và củng cố. Đối với những doanh nghệp lớn, khi đã có chỗ đứng trên thị trường, thương hiệu của họ được chấp nhận rộng rãi, thì khía cạnh rất quan trọng sau đó là việc tái định vị thương hiệu liên tục nhằm duy trì và phát triển vị thế. Tái định vị thương hiệu là yêu cầu cần thiết của công ty nhằm thích ứng với sự cạnh tranh và những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Khi có sự thay đổi của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng hay xuất hiện những cảm nhận không tốt về doanh nghiệp, thì việc tái định vị thương hiệu càng cần thiết.

Như đã đề cập, TGDĐ thành công trong việc tạo dựng thương hiệu trên thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam là do sự khác biệt hóa trong kinh doanh và tập trung xây dựng từ những giá trị cốt lõi trong kinh doanh từ ban đầu. Sự đồng nhất về nhận diện thương hiệu xuất hiện tại bất kỳ cửa hàng nào của họ như đồng phục, cách bài trí, bảng hiệu, slogan hay logo. Tất cả nhằm tạo ra nhiều cảm xúc để chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.

Giá trị vô hình mà Thế giới di động mang đến cho khách hàng không chỉ là chất lượng dịch vụ, chính sách hậu mãi mà còn từ “gốc” là triết lý kinh doanh của TGDĐ được nhất quán trong hàng ngàn nhân vi n của tập đoàn. Đó chính là “sự tận tâm”, là tính “chính trực” đã trở thành văn hóa của công ty.

Phương thức xây dựng thương hiệu kiểu này không có gì mới, hầu như doanh nghiệp nào cũng luôn nói mình đang làm như vậy. Tuy nhi n, để điều này được hiện thực hóa và trở thành “giá trị cốt lõi”, đặc biệt khiến cho khách hàng cảm nhận và khắc sâu vào tâm trí thì ít ai làm được. ởi giá trị thương hiệu, theo như cách định nghĩa của các chuy n gia, là sự cảm nhận của người ti u dùng chứ không phải những gì mà doanh nghiệp tự nói về mình.

Trường hợp của TGDĐ, họ thực sự quan tâm và có hệ thống rõ ràng để đảm bảo việc triển khai các dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt

nhất tại các cửa hàng. Một hệ thống quản trị nhằm ghi nhận phản hồi và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, qua đó đánh chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng và năng lực của nhân vi n.

TGDĐ cũng mạnh tay đầu tư vào hệ thống chăm sóc khách hàng thật chỉn chu và kỹ lưỡng. Chưa kể, có nhiều lần công ty mạnh dạn chịu chi chỉ để chiều lòng “thượng đế”. Điển hình là việc, năm 2015, TGDĐ đã từng chấp nhận từ bỏ khoảng 7,8 tỷ đồng lợi nhuận bán ứng dụng điện thoại trong giai đoạn bùng nổ về ứng dụng cho điện thoại thông minh chỉ để gia tăng th m giá trị cho khách hàng.

n cạnh việc xây dựng thương hiệu tr n thị trường, TGDĐ cũng chủ động trong việc tạo lập và củng cố thương hiệu từ nội bộ công ty. Một nguy n tắc rõ ràng trong ngành dịch vụ nói chung: nhân viên hài lòng mới mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Ông Nguyễn Đức Tài đã từng nói: “Người ta chỉ có thể đem thứ mình có để cho người khác, vì vậy thế giới di động phải mang lại niềm vui nhân vi n, cho nhân vi n cảm thấy công việc thú vị thì họ mới chia sẻ được niềm vui và sự thú vị cho người khác được”. Với khoảng 26,000 nhân vi n đang làm việc, chủ yếu là công tác bán hàng, việc truyền đạt và đào tạo tư tưởng, giá trị cốt lõi cho tất cả các nhân vi n là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, từ khâu tuyển dụng tới đào tạo, TGDĐ luôn rất đầu tư và cẩn thận. Cơ chế, chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc cũng được chú trọng để tăng động lực làm việc cho nhân vi n.

TGDĐ tạo ra những thành tích có thể coi là kỳ tích của doanh nghiệp Việt Nam, tạo dựng được thương hiệu vững chắc, dẫn đầu thị trường trong nước. Những kết quả tr n đều do họ đã xây chắc nền móng là văn hóa doanh nghiệp, phát triển thương hiệu trước tiên từ trong nội bộ nhân viên, làm cho từng nhân viên thấu hiểu giá trị của thương hiệu mà họ đang cống hiến xây dựng. Khi đó, sự cảm nhận của từng nhân viên sẽ lan tỏa tới khách hàng, tạo nên yếu tố then chốt trong thành công của TGDĐ – “trải nghiệm khách hàng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing của công ty TNHH thế giới di động đối với sản phẩm điện thoại thông minh (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)