Đặc điểm ngành CNCB, CT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 46)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến FDI trong ngành CNCB, CT

2.2.2. Đặc điểm ngành CNCB, CT

Trên thế giới, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đƣợc coi là ngành công nghiệp rất quan trọng. Do đó, nguồn vốn FDI vào ngành này chắc chắn sẽ lớn. Nguồn lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các nƣớc dồi dào nhƣng phần lớn ở trình độ thấp và trung bình do đó nguồn vốn FDI vào ngành này nhiều nhƣng công nghệ chuyển giao hiện đại thì còn hạn chế. Sự liên kết giữa các DN trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sự phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng sẽ tác động rất lớn tới việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI. Các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ của các các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế. Đồng thời, các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ tạo điều kiện sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, từ đó khuyến khích các chủ đầu tƣ tăng cƣờng bổ sung thêm nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

2.2.3. Đặc điểm chủ đầu tƣ quốc tế

Các quốc gia có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhƣ Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản thƣờng chuyển giao công nghệ hiện đại. Các quốc gia có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang phát triển nhƣ Trung Quốc thì có xu hƣớng chuyển giao công nghệ lạc hậu. Chiến lƣợc đầu tƣ của các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới nguồn vốn FDI. Các công ty xuyên quốc gia muốn tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở các công ty con, chi nhánh ở nƣớc sở tại thì có xu hƣớng đào tạo nguồn nhân lực nƣớc sở tại để nguồn nhân lực này có khả năng đảm nhận các công nghệ làm ra các sản phẩm đã tiêu chuẩn hóa, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn FDI. Các công ty này cũng sẽ góp phần thu hút các công ty vệ tinh của nó để tạo điều kiện khai thác hết khả năng công nghệ, nguồn vốn đã đầu tƣ. Ngƣợc lại, các chủ đầu tƣ muốn tận dụng nguồn lao động rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào sẽ chuyển giao các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng. Nguồn vốn FDI từ các chủ đầu tƣ này chỉ lợi cho chính họ, còn nƣớc sở tại sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực.

2.2.4. Chiến lƣợc phát triển ngành CNCB, CT

Việc sử dụng và thu hút nguồn vốn FDI. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mục tiêu tăng trƣởng cao, đóng góp quyết định vào sự phát triển của ngành công nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế đòi hỏi một nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại...Điều này dẫn tới nhu cầu và tất yếu phải thu hút nguồn vốn FDI, nguồn vốn FDI sẽ tạo ra cú huých cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chiến lƣợc tăng trƣởng cao đòi hỏi một nguồn vốn FDI lớn, thu hút FDI càng nhiều càng tốt. Chiến lƣợc phát triển bền vững, thu hút FDI nghiêng về phía thu hút FDI có chất lƣợng đó là FDI kèm chuyển giao công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trƣờng, các công nghệ xanh. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, đào tạo đội ngũ nhân lực đặt ra yêu cầu với dòng vốn FDI hƣớng vào các vùng, các ngành theo quy hoạch đồng thời việc sử dụng nguồn vốn FDI phải góp phần đào tạo nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hợp lý. Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành nào đƣợc ƣu tiên thu hút vốn FDI sẽ tác động làm tăng dòng vốn FDI vào ngành đó và hiệu quả sử dụng vốn FDI trong ngành này có thể sẽ tăng lên do đƣợc hƣởng các ƣu đãi. Ngƣợc lại, một số ngành hạn chế thu hút FDI có thể tác động làm giảm việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI trong ngành này.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM.

3.1. Khái quát về ngành CNCB, CT ở Việt Nam3.1.1. Quá trình phát triển ngành CNCB, CT 3.1.1. Quá trình phát triển ngành CNCB, CT

 Thời kỳ trƣớc năm 1975

Thời kỳ trƣớc năm 1975, các xí nghiệp sản xuất là những đơn thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch cấp trên giao. Mọi vật tƣ vốn liếng cho sản xuất, đầu tƣ phát triển do nhà nƣớc lo, sản phẩm làm ra là tƣ liệu sản xuất nộp nhà nƣớc để phân phối. Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời kỳ này chƣa đƣợc hình thành một cách rõ nét mà chỉ là các đơn vị, nhà máy, công ty nhà nƣớc sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó còn nhập khẩu nhiều các hàng hóa đƣợc sản xuất của các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác

 Thời kỳ 1976 đến 1990

Đất nƣớc thống nhất cho đến những năm đầu đổi mới. Đảng và nhà nƣớc đã bắt đầu bắt tay xây dựng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên đến trƣớc năm 1986 – đổi mới – thì ngành này vẫn chƣa thực sự đƣợc hình thành cách rõ rệt vì lúc đó nƣớc ta vãn trong giai đoạn bao cấp và quản lý tập trung và mọi khâu từ vật liệu đến đầu ra đều do nhà nƣớc chu cấp và sản xuất theo ý thức chủ qua.

Tuy nhiên sau năm 1986, quan điểm phát triển một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa dã đƣợc đƣa ra, và lúc này ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mới thoát khỏi sự giời hạn của các quy tắc quan lieu bao cấp trƣớc năm 1986. Các ngành sản xuất và chế biến mới đã xuất hiện. Tuy nhiên, từ một đất nƣớc sau chiến tranh vừa mới xây dựng lại, bên cạnh đó cách quản lý cũ vẫn chƣa hoàn toàn bị loại bỏ nên các ngành này do các doanh nghiệp trong nƣớc quản lý nên khó có cơ hội phát triển. Công nghệ và đầu vào tiếp tục phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên sự phụ thuộc rất lớn

 Sau năm 1990 – nay

riêng mình. Nhƣng bƣớc ngoặt lớn nhất là khi luật đầu tƣ nƣớc ngoài chính thức có hiệu lực. Một làn sóng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam để tận dụng các yếu tố nhƣ nhân công rẻ và nguồn tài nguyên dồi dào đã tạo ra những tác động lớn đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nƣớc phát triển theo vì đƣợc hƣởng cái hiệu ứng tràn. Dần dần các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đã bắt nhịp đƣợc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Hiện nay Việt Nam đã gia nhập quốc tế sâu và rộng, điều này đã đem lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhanh nhờ các lợi ích từ các cam kết hay nhƣ các lợi ích khi gia nhập các tổ chức lớn nhƣ ASEAN, WTO và gần đây nhất là hiệp định xuyên thái bình dƣơng TPP sẽ hứa hẹn đem lại nhiều yếu tố tích cực giúp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển

3.1.2. Vai trò của ngành CNCB, CT ở Việt Nam

3.1.2.1. Đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế

Để thấy đƣợc vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nền kinh tế Việt Nam, bảng 3.1 dƣới đây sẽ chỉ ra đóng góp của một số ngành kinh tế chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Bảng 3.1. Đóng góp của một số ngành kinh tế quan trọng vào GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014

Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Tổng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền 2005 172.045 18,82% 47.825 5,23% 176.402 19,30% 914.001

2010 331.093 18,30% 100.324 5,55% 346.786 19,17% 1.809.149 2011 387.382 17,95% 118.688 5,50% 407.647 18,89% 2.157.828 2012 500.900 18,02% 151.019 5,43% 558.185 20,08% 2.779.880 2013 564.399 17,39% 17.386 0,54% 638.368 19,67% 3.245.419 2014 610.743 17.12% 189.945 5.32% 654.985 18.36% 3,567.467

Nguồn: Niên giám thống kê 2014

Ta thấy trong giai đoạn 2005 – 2010 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hƣớng giảm tỷ trọng trên tổng GDP từ 18,82% xuống 17,95%. Có thể thấy trong giai đoạn này các ngành kinh tế khác tăng trƣờng không đều vì đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong giai đoạn 2011 – 2012, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hƣớng tăng nhẹ (17,95% năm 2011 lên 18,02 năm 2012) sau đó lại giảm nhanh xuống 17,39% năm 2013.

Mặc dù vậy, dựa vào bảng trên ta dễ dàng nhận thấy giá trị GDP tăng mạnh qua các năm, từ 172.045 tỉ năm 2005 lên 610.743 tỉ năm 2014. Dựa vào đó ta có thể kết luận, đây là 1 trong những ngành có đóng góp rất lớn và tăng trƣởng kinh tế, tuy nhiên trong từ năm 2011 đến năm 2014 vai trò của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang có giảm sút nhẹ.

Tuy nhiên vai trò chủ đạo này còn đƣợc thể hiện qua đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và tốc độ tăng trƣởng GDP. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP. Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới ổn định (2000- 2008), tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gấp hai lần tốc độ tăng GDP. Từ hình này, ta cũng dễ dàng nhận thấy xu thế tƣơng tự nhau giữa tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và tốc độ tăng GDP. Khi mà tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm, tốc độ tăng GDP cũng giảm đi và ngƣợc lại. Điều này lại khẳng định vai trò chủ đạo, dẫn dắt của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. (trích báo

3.1.2.2. Tạo việc làm, nâng cao năng lực và kỹ năng cho ngƣời lao động

Số đông các doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam sử dụng nhiều lao động và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã có tác động tích cực và quan trọng trong tạo việc làm. Đa số cơ hội việc làm do các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tạo ra chủ yếu là công việc sản xuất trực tiếp và đa số lao động nữ đảm đƣơng loại công việc này.

Mục tiêu của đào tạo là cải thiện kỹ năng của các nhân viên và nâng cao năng lực chung của công ty để hấp thụ công nghệ. Các doanh nghiệp vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc xem là tiên phong trong cải thiện kỹ năng lao động, với chi phí tƣơng ứng cho các chƣơng trình đào tạo nội bộ và ở bên ngoài vƣợt hơn những hoạt động tƣơng tự của đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp tƣ nhân.

3.1.2.3. Tăng kim ngạch xuất khẩu

Theo một nghiên cứu của cục đầu tƣ nƣớc ngoài về “kim ngạch xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo” năm 2013 thì tăng trƣởng sản xuất nhóm công nghiệp chế biến cũng góp phần quan trọng cho kết quả xuất khẩu cả năm nay. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành này ƣớc đạt 93 tỷ USD, chiếm 70,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 25,5% so với năm 2012. Đây là nhóm ngành hàng có tốc độ gia tăng cao nhất, quy mô xuất khẩu lớn nhất và là nhóm hàng chủ lực trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Sản xuất của một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trƣởng cao tập trung ở các ngành có thị trƣờng xuất khẩu ổn định, tỷ trọng lớn nhƣ dệt may, da giày, điện thoại các loại và linh kiện… và các nhóm thị trƣờng trong nƣớc tiêu thụ tốt nhƣ sản phẩm thiết bị điện, xe có động cơ… Đặc biệt, nhóm ngành điện thoại các loại và linh kiện đã chính thức chiếm vị trí đầu tiên của những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 21,5 tỷ USD.

3.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cũng trong nghiên cứu đó thì ngành công nghiệp chế biến, chế tạo góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành hàng của Việt Nam từ những ngành hàng

có giá trị gia tăng thấp (các ngành hàng gia công giầy dép, hàng may mặc, sản phẩm đồ gỗ) sang ngành hàng có giá trị gia tăng cao hơn dƣợc phẩm, thực phẩm, đồ uống, đặc biệt là trong ngành sản xuất linh kiện điện tử, bằng việc hoàng loạt các công ty đa quốc gia có uy tín trên thế giới đã đầu tƣ với lƣợng vốn lớn vào lĩnh vực này nhƣ Canon, SamSung, Panasonic, Intel. Năm 2013, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có nhiều tín hiệu đáng mừng. Trong đó các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là sản xuất xe có động cơ tăng 37%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 33%, sản xuất thiết bị điện tăng 27%.

3.1.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm

Nguồn vốn hƣớng mạnh vào các ngành chế biến, chế tạo, xuất hiện ngày càng nhiều hơn các dự án công nghệ cao, thậm chí cả trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) là những tín hiệu cho thấy khả năng thay chất cho dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Một hƣớng mới của dòng vốn FDI là sô lƣơng va tên tuôi nhƣng nha may san xuât theo công nghê mới , công nghê cao trên thê giới đa xuât hiên tai Viêt Nam ngày một nhiều hơn . Có thể kể đến hàng loạt các tên tuổi nhƣ Fujitsu, Samsung, Intel. Ngoài ra, các dự án công nghệ cao này xuất hiện tƣơng đối đồng đều tại các khu vực từ Bắc vào Nam. Tại Bắc Giang, Tập đoàn Wintek của Đài Loan đã xây dựng nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sản xuất màn hình cảm ứng, chuyên dùng cho các sản phẩm ipad.

Ở phía Nam, nhà máy sản xuất pin năng lƣợng mặt trời của tập đoàn công nghệ First Solar. Công ty GES Việt Nam tại Khu Công nghệ cao TP.HCM cũng vừa sản xuất và nâng cấp thành công 2 máy phủ lớp phim trên bề mặt wafer (tạo ra tấm silicon, một phần trong các con chip điện tử), do đối tác Nhật Bản đặt hàng.

3.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong ngành CNCB, CT ở Việt Nam Nam

3.2.1. Khái quát chung về FDI trong ngành CNCB, CT ở Việt Nam.

Năm 2014, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13,15 tỷ USD (chiếm 76% tổng vốn FDI). Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính đến năm 2014, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút đƣợc 9.407 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký lên tới 138,5 tỷ USD (chiếm 56% tổng vốn FDI đăng ký của cả nƣớc). Trong đó quy mô vốn bình quân một dự án của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 14,7 triệu USD; cao hơn quy mô bình quân một dự án FDI của cả nƣớc. Sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tới Việt Nam nhƣ là một địa điểm sản xuất hấp dẫn ngày càng đƣợc khẳng định khi có tới 80/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tƣ vào lĩnh vực này. Đặc biệt là sự chuyển dịch của “công xƣởng thế giới” từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á có chi phí nhân công rẻ đã tạo cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu trong số các quốc gia có vốn FDI rót vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam với 1.282 dự án đạt 30,58 tỷ USD vốn đầu tƣ đăng ký (chiếm 22,1% tổng vốn đầu tƣ đăng ký vào ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo). Tiếp theo lần lƣợt là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, British Virgin Islands và các quốc gia khác. Các dự án FDI trong ngành công nghiệp, chế biến chế tạo đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ tại hầu hết 61/63 tỉnh thành trên cả nƣớc. Trong đó vốn FDI tập trung tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, điển hình là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)