Nguyên nhân của những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 79 - 83)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá tác động của FDI trong ngành CNCB, CT ở Việt Nam

3.3.3. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực

Với những lợi ích mà FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đem lại đã nâng cao vai trò và vị thế của ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, tuy nhiên một số hạn chế lại giảm những mặt tích cực của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sau.

 Thứ nhất là chính sách về FDI còn nhiều bất cập

Chính sách FDI của Việt Nam trong thời gian qua còn chú trọng nhiều vào việc chạy đua thu hút FDI về mặt số lƣợng. Ngoài ra, các quy định liên quan tới chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI còn chƣa rõ ràng, dẫn đến nhập khẩu công nghệ lạc hậu, không phù hợp, giá thành cao gây ô nhiễm môi trƣờng. Chính sách FDI chƣa phân định rõ và minh bạch giữa các hạng mục cấm thu hút, hạn chế và khuyến khích đầu tƣ cộng với không ít ách tắc về thủ tục hành chính do đó trên thực tế đã có khoảng 20% doanh nghiệp FDI của EU rời Việt Nam sang quốc gia khác đầu tƣ.

Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ chƣa tạo lập mối lien kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy dù một số TNC hàng đầu thế giới nhƣ Toyota, Honda, Intel, Samsung, Canon đã sản xuất với khối lƣợng lớn mà vẫn chƣa có hệ thống nhà máy công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo điều tra của Tổ chức Xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản (JETRO), số linh kiện, nguyên phụ kiệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60%, của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lƣợng công nghiệp. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam dao động từ 15 đến 30%, kể cả những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhƣ may mặc và da giày.

 Thứ hai là đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp trong nƣớc ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vừa thiếu về số lƣợng vừa yếu về chất lƣợng

Hiện tại, Việt Nam thiếu trầm trọng lực lƣợng lao động có trình độ tay nghề cao, có kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng yêu cầu công nghệ tinh vi của một số lĩnh vực trong công nghiệp chế biến, chế tạo, ví dụ nhƣ ngành công nghiệp điện tử còn thiếu khoảng 5000 kỹ sƣ có trình độ đạt chuẩn quốc tế về thiết kế Chip, con số này còn cao hơn đối với ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp ô tô.

 Thứ ba là các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chƣa phát huy hết khả năng.

Nghiên cứu của Viện Chiến lƣợc và Chính sách phát triển công nghiệp, Bộ Công Thƣơng năm 2008 về thực trạng tập trung công nghiệp ở Việt Nam cho thấy Việt Nam đã có những dấu hiện ban đầu của tập trung công nghiệp tại các đô thị lớn. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể các cụm công nghiệp vẫn chƣa thực sự hoạt động hiệu quả, phát huy hết khả năng của nó.

Sự tập trung công nghiệp xuất hiện chủ yếu là do các lợi thế cạnh tranh tĩnh nhƣ: địa điểm, chính sách thu hút đầu tƣ của địa phƣơng, chi phí lao động thấp, gần thị trƣờng và nguồn cung đầu vào....mà không phải do lợi thế cạnh tranh động nhƣ chất lƣợng lao động, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ, nghiên cứu và triển khai, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý địa phƣơng chƣa có chính sách dài hạn để phát triển các cụm công nghiệp, các hình thức hỗ trợ chỉ dừng lại ở các hội nghị, triển lãm.

 Thứ tƣ là tiềm lực của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn yếu.

Năng lực về vốn, nhân lực công nghệ và thị trƣờng của đa số các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hạn chế vì hầu hết các doanh nghiệp này là nhỏ và vừa. Theo thống kê thì có tới 90% số các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là vừa và nhỏ. Do đó khó có thể có đổi mới thực hiện nghiên cứu và triển khai hoặc nhập khẩu công nghệ hiện đại và cải tiến công nghệ, đầu tƣ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

 Thứ năm là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn thiếu đồng bộ.

Cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến việc chi phí sản xuất tăng cao, giá trị gia tăng thấp đã gây ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của 136 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các loại chi phí nhƣ: chi phí điện, nƣớc, vận tải và bƣu chính viễn thông ở mức rất cao trong khi đó chất lƣợng phục vụ lại kém. Chẳng hạn nhƣ trong ngành điện tử có đến trên 60% đánh giá chi phí điện ở mức cao.

 Thứ sáu là, môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam còn nhiều bất cập.

Theo điều tra của tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản (Jetro) đã cảnh báo về rủi ro của môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam, đó là thủ tục hành chính; hệ thống pháp luật chƣa hoàn thiện; chế độ thuế, thủ tục, thuế quan phức tạp; chi phí nhân công tăng vọt. Đây là những vấn đề Việt Nam cần quan tâm để hoàn thiện nhằm tạo dựng hình ảnh và niềm tin của các nhà đầu tƣ đối với Việt Nam.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG

NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)