Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành CNCB, CT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 101 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

4.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của vốn

4.3.2.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành CNCB, CT

 Hỗ trợ về vốn

Một trong những nguyên nhân chủ yếu mà gây ra khó khăn và cản trở cho ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đó là không đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và sản xuất. Thƣờng các doanh nghiệp khi thiếu vốn thì các ngân hàng thƣơng mại hoặc tổ chức tín dụng luôn là lựa chon hàng đầu của các doanh nghiệp này nhƣng việc tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng thì cũng không phải là dễ dàng. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải tìm các nguồn vốn khác và điều này có thể đƣợc cho là lý do sự phát triển phát triển của các ngành không đƣợc cao trong thời gian qua.

Để giải quyết vấn đề trên thì nhà nƣớc cần thành lập một trung gian là cầu nối giữ doanh nghiệp với các ngân hàng. Và thực tế vào ngày 15/10/2013 Thủ tƣớng chính phủ ban hành quyết định sỗ 58/2013/QĐ-TTg “ Ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp trong nƣớc”. Mặc dù đã ban hành quy chế nhƣng việc thực hiện có rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn ngân sách của địa phƣơng thì còn eo hẹp và cũng không phải bắt buộc tổ chức tín dụng đóng vào quỹ này. Vì vậy trong thời gian tới để việc bảo lãnh tín dụng đƣợc hiệu quả phải có một cơ chế góp vốn, hợp tác rõ ràng giữa các quỹ bảo lãnh tín dụng và ngân hàng trong cơ chế cho vay và chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp.

Bên cạnh các nguồn vốn về mặt tài chính thì các cơ quan nhà nƣớc cũng cần phải có những ƣu đãi, ƣu tiên về việc thuê đất, chuyển nhƣợng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật

 Hỗ trợ về công nghệ

Nhà nƣớc phải đầu tƣ một khoản ngân sách để giúp các doanh nghiệp phát triển về mặt công nghệ bằng cách hỗ trợ về chi phí để doanh nghiệp có thể mua bản quyền ở

nƣớc ngoài và áp dụng triệt để đƣợc các thành quả công nghệ trên thế giới. Điều này là cần thiết nhất trong giai đoạn đầu tiên của việc đổi mới công nghệ.

Về mặt hợp tác thì nhà nƣớc cần phải đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ từ các công ty nƣớc ngoài lớn sang các công ty của Việt Nam trong quá trình họ đầu tƣ và có các biện pháp khuyến khích nhằm làm các công nghệ này đi vào hoạt động một cách nhanh nhất.

Nhà nƣớc cũng cần hỗ trợ về mặt luật pháp và pháp lý đối với công nghệ. Bộ khoa học công nghệ cần sớm ban hành tiêu chuẩn chất lƣợng riêng ở từng chủng loại của sản phẩm hợp với tiêu chuẩn quốc tế giúp các doanh nghiệp trong nƣớc không bị khớp khi giao dịch với đối tác nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở việt nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)